Adsota Creative Agency Blog

Thuật ngữ quảng cáo di động phần IV

Thuật ngữ quảng cáo di động phần IV

Chào các bạn, một tuần trôi qua nhanh quá, chúng ta lại gặp lại nhau. Trong bài trước Adsota đã phân tích về Casestudy quảng cáo di động của 20th Century Fox và có khá nhiều bạn đã liên lạc hỏi Adsota về một số thuật ngữ trong bài vậy nên chúng tôi quyết định sẽ không dừng lại ở 3 phần thuật ngữ về quảng cáo di động nữa (Phần I, Phần II, Phần III), chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về các thuật ngữ và các bạn có thuật ngữ nào chưa hiểu mà chúng tôi chưa giải thích hãy comment xuống phía dưới để chúng tôi biết để giải thích ở một bài mới nhé.

Và hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp các thuật ngữ sau:

1. UX –  User experience

UX và UI là 2 thuật ngữ đôi khi các bạn sẽ gặp nhiều trong thiết kế, nhiều bạn bị nhầm lẫn giữa chúng với design, nhưng chúng không hề giống nhau. UX hiểu đơn giản là trải nghiệm người dùng – tức là cách mà người dùng cảm nhận về một sản phẩm nào đó, không nhất thiết phải là đồ công nghệ, nó có thể đơn giản là một chiếc cốc hay một cái áo, một cái điện thoại, một ứng dụng,…

Mục tiêu của việc thiết kế UX là làm sao để người dùng sử dụng cảm thấy thoải mái, phù hợp nhu cầu nhất. VD như thiết kế UX cho một con dao thì phải thật sắc.

2. UI – User Interface

Tức là Giao diện người dùng – bạn có thể hiểu là UI là thứ mà người ta có thể tương tác với một sản phẩm, hệ thống nào đó. Ví dụ, bạn sử dụng con dao thì cán dao chính là giao diện ở đây. Nếu bạn ngồi trên ghế đá thì mặt đá là giao diện, nếu bạn dùng Sarafi để duyệt web thì các tab chính là giao diện. Tóm lại là UI khác với UX là UI tập trung vào cách mà sản phẩm được trình diễn cho người dùng. Nút đóng tab trong trình duyệt thì đặt bên trái hay bên phải, màu đỏ hay màu xanh, các icon ngoài màn hình chính nên dùng lưới 4×4 hay 3×3, để kéo thanh điều chỉnh nhạc thì nên dùng gạch ngang hay xài núm tròn. Nhấn nút này thì chuyển sang trang nào, nhấn nút kia đi đâu. Cái này nên xài chữ hay icon, cái kia nên là nút hay chỉ đơn giản hiện đường link là đủ.

Nhiệm vụ quan trọng của nhà thiết kế UI là phải đảm bảo tính đồng nhất của giao diện xuyên suốt mọi thành phần của sản phẩm. Ví dụ, nếu nút đóng đã được chọn là màu đỏ thì phải có màu đỏ hết trong toàn bộ app, không thể màu xanh ở chỗ này rồi đỏ chỗ khác. Thông báo lỗi xuất hiện từ dưới bay lên trên thì phải cố định như vậy, không thể lâu lâu thích thì từ trên bay xuống, lâu lâu từ trái sang phải.

uiux

3. Case-study

Thuật ngữ này hiểu đơn giản chính là các tính huống, ví dụ thực tiện. Thường được sử dụng trong việc phân tích một trường hợp nào đó đã từng diễn ra. Ví dụ nếu nói về case-study về chiến dịch quảng cáo thành công của công ty X khi làm việc với Adsota nghĩa là chúng ta sẽ phân tích một trường hợp quảng cáo thành công của công ty X khi phối hợp cùng Adsota để chạy quảng cáo. Đó chính là case-study về công ty X

4. KPI – Key Performance Indicators

Thuật ngữ này thường được dùng để đo lường, đánh giá hiệu quả của công việc. Đôi khi có nhiều người coi KPI như là mục tiêu cần đạt được trong một chiến dịch.

VD: Chúng ta nói rằng chiến dịch quảng cáo này tôi đặt KPI cho Adsota khi quảng cáo cho chúng tôi là phải tiếp cận tới 50000 user trong 5 ngày. Sau đó Adsota sẽ dùng kĩ thuật của họ để chạy campain, khi kết thúc chiến dịch Adsota sẽ có những dữ liệu để thống kê kết luật rằng với campain này Adsota thu về 65000 user trong 5 ngày, vượt qua KPI đề ra 15000 user hay là Adsota chỉ đạt được 48000 user trong 5 còn, còn thiếu 2000 để đạt đến KPI đề ra, như vậy tức là chưa hoàn thành nhiệm vụ được nhận.

agency-no9-team

5. Agency

Để hiểu thuật ngữ này đơn giản nhất, bạn có thể hiểu rằng Agency đơn giản là các công ty thứ 3 chuyên cung cấp 1 hoặc nhiều dịch vụ chuyên nghiệp như quảng cáo, marketing,… cho các bên cần đến dịch vụ trên. Tại sao các công ty cần thuê Agency mà không tự làm? Câu trả lời là đôi khi bạn muốn quảng cáo trên di động một ứng dụng, bạn có thể tự chạy được, nhưng khi thuê Agency thì họ có đội ngũ giàu kinh nghiệm, biết cách đối phó với các rủi ro có thể gặp phải thì việc thuê Agency tuy tốn thêm chi phí nhưng đổi lại campain của bạn sẽ được tối ưu nhất và kết quả thu về có khi còn cao hơn rất rất nhiều so với việc tự làm. Đó chính là lý do đôi khi chúng ta có thể tự làm nhưng lại vẫn đi thuê Agency.

6. Slogan

Slogan là thuật ngữ để chỉ về một câu khẩu hiệu đại diện cho một thương hiệu. Slogan có nguồn gốc từ một từ cổ ngữ – tiếng hô xung trận của các chiến binh Scotland cổ đại. Slogan thường là một cụm từ ngắn gọn, đơn giản, dễ nhớ nhằm thể hiện mục đích, mục tiêu, tầm nhìn, xứ mệnh của một thương hiệu.

VD như xem quảng cáo trên TV chúng ta thường được nghe ở cuối quảng cáo: Sơn Nippon – Sơn đâu cũng đẹp, hay là Slogan của Bitis là Nâng niu bàn chân Việt. Prudential: Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu. KFC: Vị ngon trên từng ngón tay.

Nghe các ví dụ này xong hẳn các bạn đã hiểu slogan là gì rồi.

18b

7. Copywriter

Thuật ngữ này để chỉ 1 loại công việc chuyên phụ trách viết nội dung quảng cáo và nghĩ ra các khái niệm sáng tạo. Họ là những con người có óc sáng tạo. Nếu bạn đi trên đường và đọc một thông điệp trên 1 bảng quảng cáo lúc dừng đèn đỏ, thì nội dung của bảng quảng cáo đó chính là sản phẩm được nghĩ ra từ copywriter.

8. Concept

Đây là thuật ngữ được xem như là linh hồn của quảng cáo, và hiểu cực kì đơn giản chính là ý tưởng chủ đạo. Nhưng các bạn đừng nhầm concept với idea, vì concept mang tính bao quát, định hướng và là mục tiêu chung, một concept sẽ có rất nhiều idea và những idea này sẽ là những viên gạch xây dựng nên ngôi nhà Concept.

Ví dụ:

X-men

– Sản phẩm là dầu gội đầu dành cho nam giới

– Với thông điệp: “ Đàn ông đích thực”

– Thời điểm là hiện tại

– Thị trường: nam giới của Việt Nam, khu vực Châu Á

Với concept là “NAM TÍNH” hay nói nôm na là “NAM TỬ HÁN”

http://www.youtube.com/watch?v=Zd0-Z9QSekY

Với các idea: anh hùng cứu mĩ nhân trong lúc hoạn nạn,…

9. Affiliate Marketing

Ngày nay bạn được nghe đến Affiliate ngày một nhiều, đây là thuật ngữ chỉ một loại hình marketing: Tiếp thị liên kết. Thuật ngữ này thường đi kèm với MMO (Make Money Online). Từ Affiliate có nghĩa là đại lý, và loại hình marketing này thuộc dạng bạn giới thiệu bán hàng giúp người khác và hưởng hoa hồng từ việc bán hàng đó.

Ví dụ như: Công ty ABC bán mặt hàng ABC và họ triển khai chương trình affiliate, bạn tham gia chương trình sẽ có một đường link đặc biệt của riêng bạn, bằng mọi cách bạn sẽ đi bán hàng trên các forum, group,… để cuối cùng mục đích là người đọc sẽ click vào link affiliate của bạn để mua hàng. Nếu họ mua hàng, thanh toán thành công của đường link của bạn, công ty ABC sẽ trả cho bạn một khoản tiền là x% giá trị đơn hàng.

Trên đây là 9 thuật ngữ tiếp theo mà chúng ta thường gặp trong ngành quảng cáo nói chung. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. Nếu có những thuật ngữ bạn không biết, hãy tìm thử trong 3 phần trước của Adsota, nếu vẫn không có hãy comment thuật ngữ bạn thắc mắc xuống bên dưới, Adsota sẽ giúp bạn tìm hiểu nó.

3 phần thuật ngữ trước của Adsota:

Comments

comments

Leave a Comment