Adsota Creative Agency Blog

Thuật ngữ quảng cáo di động cần biết – Phần I

Chào các bạn, chắc hẳn không ít thì nhiều thì chúng ta cũng từng có lúc đọc báo, tìm hiểu thông tin về quảng cáo di động mà có những từ ngữ chuyên ngành rất khó hiểu phải không? Đó chính là lý do Adsota muốn làm một bài để giải thích các thuật ngữ trong ngành quảng cáo di động hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu hơn trước khi trở thành một chuyên gia trong ngành này. Tuy nhiên vì lượng thuật ngữ là rất lớn nên chúng tôi sẽ chia ra làm nhiều phần để các bạn không quá nản vì dài dễ dẫn đến việc khó nhớ được tất cả, và giờ chúng ta cùng bắt đầu thôi.

Một số thuật ngữ quảng cáo di động cần biết:

1. Advertiser

Đây là thuật ngữ dùng để chỉ các nhà quảng cáo, các doanh nghiệp, cá nhân quảng cáo trên internet.

2. Publisher

Thuật ngữ nói về những người sở hữu website/ hoặc chính 1 website nào đó. Publisher tham gia đặt các quảng cáo cho các Advertiser để kiếm thu nhập

fff

3. Ad Exchange

Ad Exchange (Thị trường đấu giá quảng cáo tự do) được hiểu là một nền tảng công nghệ cho phép các Advertiser và Publisher mua bán, trao đổi các vị trí quảng cáo thông qua cơ chế đấu giá thời gian thực, bạn có thể chọn được quảng cáo xuất hiện trên trang của mình và xác định được số tiền có thể kiếm được từ nó.

Lợi nhuận từ hình thức này rất hiệu quả và minh bạch, ngoài ra Ad Exchange được thiết kế để bạn có thể kiếm được nhiều doanh thu nhất trong quảng cáo của mình, càng nhiều quảng cáo đặt giá thầu để xuất hiện trên trang của bạn thì tính cạnh tranh càng cao và bạn càng kiếm được nhiều tiền. Ad Exchange cho phép các nhà quảng cáo để dễ dàng mua quảng cáo trên một loạt các trang web cùng một lúc, giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi xóa bỏ được những cuộc thương lượng trực tiếp để có thể mua được quảng cáo.

Ad Exchange tập trung chủ yếu vào cải thiện hiệu quả sử dụng thị trường quảng cáo bằng cách ưu đãi những nội dung của Publisher cho công tác bán hàng trong thời gian thực (real time). Sử dụng hình thức đấu thầu giá, vị trí quảng cáo thời gian thực, và ứng dụng vi phân khúc (micro-segmentation) để tạo nên một thị trường trực tuyến sôi động.

4. Ad Network

là một công ty chuyên đứng ra tìm kiếm vị trí đặt quảng cáo từ các Publisher và bán nó cho các Adertiser với giá cao hơn để ăn chênh lệch. Để dễ hiểu thì Ad Network là một công ty trung gian giúp kết nối người tạo quảng cáo với website đang trống vị trí để đặt quảng cáo.

Ad Network có ưu điểm là có thể giúp nhà quảng cáo đặt cùng lúc trên nhiều website có nội dung phù hợp với mong muốn của nhà quảng cáo, hướng tới nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng phù hợp với mục tiêu nhà quảng cáo đề ra.

5. Ad server (Máy chủ quảng cáo)

adserver-process

Ad sever được coi là một phần của Ad Network, Ad Sever có nhiệm vụ lưu trữ, quản lý và phấn phối, truyền tải/hiển thị quảng cáo đến đối tượng là khách hàng mục tiêu, đơn giản để hiểu thì nó là công cụ được sử dụng bởi các Ad Network để tạo cơ sở cho việc do lường quảng cáo, cung cấp dữ liệu báo cáo hiệu suất chiến dịch. Nó có thể ghi nhận và cung cấp các dữ liệu impression được dùng, số lượng click thu được, tỉ lệ click,… để tối ưu mô hình quảng cáo của họ.

6. Platform

Trong ngành mobile và công nghệ thì hiểu đơn giản platform là “nền tảng”, tức là nền tảng công nghệ sử dụng. Đối với lĩnh vực mobile app thì platform còn được hiểu là hệ điều hành của thiết bị di động.

VD: Bạn mua một chiếc điện thoại chạy hệ điều hành Android thì đối các các lập trình viên họ hiểu rằng các ứng dụng ( app ) trên chiếc điện thoại của bạn được xây dựng trên platform ( nên tảng ) Android.

7. Api

API là viết tắt của Application Programming Interface (giao diện lập trình ứng dụng) là một dạng ngôn ngữ lập trình được viết bằng code. Đây là thuật ngữ sẽ khá khó hiểu đối với người không phải dân lập trình. API là một phần của SDK (Software Development Kit), nó giúp các nhà phát triển ứng dụng giao tiếp với các thành phần của ứng dụng, framework, thư viện, giao tiếp phần cứng,… Để dễ hình dung thì bạn có thể tưởng tượng bàn phím là một thiết bị giúp máy tính và con người giao tiếp với nhau thì API cũng tương tự như vậy.

Một trong những mục đích chính của API là cung cấp khả năng truy xuất đến một tập các hàm hay dùng — ví dụ, hàm để vẽ các cửa sổ hay các icon trên màn hình. Các API, cũng như hầu hết các interfaces, là trừu tượng (abstract). Phần mềm mà muốn cung cấp truy xuất đến chính nó thông qua các API cho sẵn, phải hiện thực API đó.

Trong ngành quảnh cáo di động, API giúp chúng ta thu thập những dữ liệu về thói quen, sở thích của người dùng giúp rất nhiều trong việc tạo, cải tiến chiến lược marketing hợp lý

8. App

App hiểu đơn giản là Application – chính là ứng dụng. Đây là thuật ngữ rất quen thuộc với chúng ta, Game bạn chơi trên di động của bạn là một ứng dụng, Messenger bạn dùng để nhắn tin hàng ngày trên iphone của bạn là một ứng dụng.

Trong ngành quảng cáo di động, ứng dụng có vai trò rất quan trọng vì nó sẽ là nơi chủ yếu để quảng cáo xuất hiện, tiếp cận với người dùng.

9. Rich Media

Có thể hiểu Rich Media là truyền thông đa phương tiện, là một hình thức quảng cáo tương tác, cho phép dựa trên công nghệ nhúng flash và Java để kết hợp hình ảnh, âm thanh và truyền tải nội dung qua Internet băng thông rộng. Sự kết hợp đa phương tiện đem đến cho Rich media nhiều dạng sản phẩm quảng cáo phong phú như TVC, trò chơi, flash…

Rich media miêu tả những quảng cáo kỹ thuật số nằm ngoài các chuẩn thiết kế, tạo ra những tương tác, thu thập thông tin hoặc khác biệt so với những nguyên tắc cơ bản và thường tiêu tốn khá nhiều băng thông”.

VD như: Quảng cáo in-page (trong bài chi tiết) và pre-roll là rich media. Quảng cáo trên điện thoại di động? Cũng là rich media. Quảng cáo trong game? Đó là hình thức rich media nhiều người yêu thích. Các file nội dung cho phép tải về (podcast)? Vâng, cũng là rich media. Và còn rất nhiều hình thức khác nữa mà bạn thường xuyên gặp.

10. Banner

banner

là một ảnh đồ hoạ (có thể là tĩnh hoặc động) được đặt trên các trang web với chức năng là một công cụ quảng cáo. VD như trên di động, thi thoảng khi bạn đang sử dụng một ứng dụng hay chơi game sẽ xuất hiện một thông báo với hình ảnh quảng cáo thứ gì đó ở dưới chân màn hình, hoặc góc trên màn hình, hoặc có khi là cả màn hình. Đó chính là một banner.

Mời các bạn đón đọc những phần sau tại: (cập nhật liên tục)

Comments

comments

Leave a Comment