UA (User Acquisition) – chiến lược gia tăng người dùng trong ứng dụng luôn là một câu hỏi, thậm chí là thách thức đối với các nhà phát triển, các tech startup. Ứng dụng cần người dùng. Bất kỳ nhà phát triển nào cũng mong muốn ứng dụng mình tạo ra được mọi người biết đến và sử dụng. Hơn nữa, người dùng còn đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến doanh thu của ứng dụng.
Có khá nhiều phương pháp hiệu quả để mở rộng tập người dùng cho ứng dụng di động. Bạn đã thử những cách nào trong 10 phương pháp dưới đây?
1. ASO – App Store Optimization
Chắc không một người làm mobile marketing lại đặt câu hỏi “ASO là gì?”. ASO (App Store Optimization) là quá trình nâng cao khả năng hiển thị của ứng dụng trên các kho tải như CH Play (Google) hay Apple App Store. ASO, nếu được tiến hành đúng cách và “chuẩn”, được xem như một phương pháp gia tăng lượt tải tự nhiên hiệu quả nhất, tỉ lệ gỡ cài đặt thấp nhất, và tạo ra LTV gần như cao nhất.
Để nâng cao thứ hạng hiển thị xuất hiện của ứng dụng trên kho tải, cũng như gia tăng tỉ lệ chuyển đổi thông qua quá trình tìm kiếm (search) của người dùng, các yếu tố cần được tối ưu gồm có: tên (tiêu đề), tiêu đề phụ (subtitle – trên Apple Store)/mô tả ngắn (trên CH Play), hệ thống các từ khóa, metadata (mô tả ứng dụng, tên nhà phát hành, nhà phát triển, APK); cùng các yếu tố phụ như icon, screenshots (chụp màn hình), video mô tả, app size (độ lớn của app), feature,…
2. Internal cross-promotion (Tiếp thị chéo):
Là tiếp thị một ứng dụng mới trên chính ứng dụng mình đang sở hữu.
Phương pháp này giúp tiết kiệm chi phí quảng cáo, giữ chân người dùng tiềm năng, tiếp tục đem lại giá trị cho những người dùng ấy trên ứng dụng mới của chính mình.
3. Tận dụng các mạng xã hội, đặc biệt là Facebook
Nói một cách khôi hài, Facebook được nhiều người ví như Oxy cho cuộc sống digital của hàng triệu người trên toàn cầu. Mạng xã hội lớn nhất toàn cầu là nơi bạn có thể gặp được những người dùng tiềm, thông qua quảng cáo, tương tác với khách hàng qua Fan Page, cho đến xây dựng cộng đồng người dùng,…
Mặc dù không quá khó để các đội ngũ marketing in-house tự chạy quảng cáo, nhưng Facebook là một “chiến trường” khá cạnh tranh. Nếu ứng dụng của bạn khá đặc thù, cần tiếp cận một nhóm khách hàng đặc trưng, hoặc cần một số lượng người dùng lớn sau khi ứng dụng được phát hành, hoặc bạn cần đẩy app một các hiệu quả, Facebook Agency là một lựa chọn không tồi. Hãy tìm đến các agency uy tín, đặc biệt là agency đã được Facebook chính thức công nhận và hợp tác tại quốc gia, thành phố của mình để đạt hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian, tránh lãng phí chi phí không đáng có.
Tham khảo các agency chính thức của Facebook tại Việt Nam: Facebook Agency Directory
4. KOLs
KOLs (Key Opinion Leaders) là những người có tầm ảnh hưởng nhất định tới ý kiến, quan điểm của dư luận, của người tiêu dùng. Họ có thể khiến những người theo dõi mình thích những gì mình quảng cáo, sử dụng những sản phẩm mình khen.
Hiện nay, Game là thể loại ứng dụng được các nhà phát hành hợp tác với KOLs nhiều nhất, từ chụp ảnh quảng cáo, hát, quảng bá trên Fanpage cá nhân, cho đến live-stream chơi game di động cùng người nổi tiếng. Ngoài ra, ứng dụng hướng đến các đối tượng như trẻ em, người muốn học ngoại ngữ,… cũng có thể dễ dành tìm được các KOL phù hợp.
5. Truyền thông – Báo chí
Chúng ta sống trong kỷ nguyên con người nắm bắt thông tin khổng lồ, và cập nhật từng giờ, từng phút. VÌ vậy, không lý nào lại bỏ qua PR. Với việc làm truyền thông, hãy xác định và đề ra chiến lược cộng đồng là chìa khóa để phát triển, đặc biệt chú trọng, đầu từ nội dùng, chất lượng hình ảnh, và không quên chiến lược xử lý khủng hoảng.
6. Đầu tư video giới thiệu sản phảm
Quảng cáo video trên nền tảng di động (mobile video ads) được xem là giải pháp quảng cáo hiệu quả, có tỉ lệ chuyển đổi tốt. Tham khảo bài viết khác của blog về video quảng cáo hiệu quả tại đây.
7. Tạo microsite giới thiệu ứng dụng
Một trang đích (landingpage), một micro-site sẽ khiến sản phẩm của bạn trông chuyên nghiệp hơn, giúp giải thích các tính năng, đặc điểm của ứng dụng được đầy đủ hơn. Giúp người dùng hiểu về công ty, danh tiếng của đội ngũ, đơn vị đã tạo ra sản phẩm này.
Những chi tiết như trên sẽ phần nào thuyết phục người dùng tin tưởng, tải và cài đặt ứng dụng.
8. Trả lời tất cả các nhận xét, câu hỏi xuất hiện trên kho tải
Nhận xét dù tích cực hay tiêu cực đều ảnh hưởng ít nhiều đến quyết định tải và cài đặt của những người dùng khác.
Trong nhiều trường hợp người dùng gặp vấn đề, họ để lại những dòng review tiêu cực trên App Store, và gỡ ứng dụng ngay lập tức. Nhà phát triển có thể xoa dịu người dùng bằng cách phản hồi thân thiện, nhiệt tình hướng về vấn đề của người dùng. Một mặt, đây là một cách để người dùng tải ứng dụng trở lại. Mặt khác là để thể hiện thiện chí, phương án giải quyết vấn đề của nhà phát hành trước những người dùng tiềm năng đang đọc reviews.
9. Tham dự các cuộc thi, các giải thưởng tên tuổi
Tại Việt Nam có khá nhiều các cuộc thi, sân chơi dành cho các nhà lập trình ứng dụng, các tech startup. Đây cũng là cơ hội để các developer truyền thông cho sản phẩm, và đưa tên tuổi của công ty, của studio tới gần cộng đồng hơn. Có thể kể đến: Bluebird Award,
Gần đây, tech startup với ứng dụng Umbala tại Shark Tank Việt Nam, không những gọi vốn thành công, mà còn gây được tiếng vang với khán giả.
10. Các kho tải thay thế
Sự thống trị của 2 kho tải Google Play và Apple Store là không thể bàn cãi. Nhưng cũng không vì thế mà bỏ qua các kho tải thay thế như GetJar, Amazon Appstore, AppBrain hay Appvn.
Ngoài các phương pháp kể trên, các nhà phát triển, các mobile marketer có thể sử dụng các hình thức quảng bá khác như email, blog, đẩy app thông qua các DSP, các ad network,… để gia tăng người dùng cho ứng dụng.