Đa số các nhà phát triển ứng dụng hay phát triển game di động chia sẻ rằng họ đều gặp phải một vấn đề khiến họ luôn đau đầu mỗi ngày đó là vấn đề ngân sách marketing của họ dùng trong việc tìm kiếm, kích thích user sử dụng ứng dụng, chi trả trong ứng dụng tăng lên. Ngay cả khi lượt tải của họ tăng trưởng mạnh nhưng DAU ( Daily Active Users) thì có vẻ như không có gì thay đổi. Nhiều nhà quán lý marketing đổ lỗi cho sản phẩm kém không giữ chân được user. Nhưng đã bao giờ các bạn tự hỏi, tìm hiểu xem nó có phải thực sự là vấn đề không? Đã bao giờ bạn nghĩ vấn đề đến từ chính user chưa?
Tìm đúng đối tượng:
Vâng! Có thể là bạn tìm sai đối tượng là một nguyên nhân. Để tìm tới đúng user hoàn hảo nhất cho ứng dụng, bạn cần lưu ý 2 bước quan trọng sau:
- Đầu tiên đó là phải cần tìm được một nguồn traffic tốt, nghe thì thật là điều mà ai cũng biết rồi, nhưng không phải ai cũng quan tâm, để ý đến nó khi cân đối ngân sách.
Chúng tôi có thể gợi ý bạn sử dụng nguồn: Facebook và Adwords, nếu là thị trường quốc tế có thể nghiên cứu thêm Twitter, còn ở Việt Nam thì user sử dụng Twitter còn hạn chế nên có thể bỏ qua. Ngoài việc 2 kênh này có nguồn traffic rất tốt thì việc lựa chọn mục tiêu, tìm kiếm user không chỉ dựa trên địa lý mà còn biết được họ quan tâm cái gì, tuổi tác, giới tính,… những thông tin trực tiếp để phủ quảng cáo đến đúng đối tượng phù hợp với ứng dụng của bạn.
Hãy tham khảo một ví dụ dưới đây và bạn sẽ nhận ra rằng đây là kênh mang lại hiệu quả tốt nhất:
Không những chất lượng user tốt hơn mà chỉ số ROI cũng cao hơn hẳn:
- Điều thứ 2: Nếu như ứng dụng của bạn đang ở trên Play Store thì hãy để ý là campaign của bạn tuân theo hướng dẫn, chính sách quảng cáo của Google’s Play. Rất nhiều nhà phát triển ứng dụng tập trung vào việc sao cho CPI thấp nhất có thể mà không quan tâm xem user đến từ đâu. Việc này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nhiều nhà quảng cáo hiện nay thiết kế những quảng cáo mang hình ảnh bạo lực hoặc khiêu dâm nhằm kích thích user click vào và tải ứng dụng về, nhưng thực tế những hình ảnh đó không phản ánh đúng về ứng dụng nên tuy có thể khiến user tải về nhưng không thể giữ chân họ sử dụng được. Việc này không những gây hậu quả về việc giữ chân user mà nó còn khiến hình ảnh về ứng dụng bị tổn thất trong mắt người dùng, họ sẽ cảm thấy bị bạn lừa và sẽ có phản ứng tiêu cực với ứng dụng, thương hiệu của bạn. Không những vậy, Google có khả năng xem xét và gỡ bỏ ứng dụng của bạn ra khỏi Play Store. Vậy nên việc thiết kế quảng cáo, mô tả giới thiệu về sản phẩm cần trung thực, tuy có thể sẽ ít lượt tải hơn nhưng những người dùng tải là những user chất lượng.
Nếu như bạn đang tính CPI bằng cách chia lượng ngân sách cho quảng cáo với tổng số lượt cài đặt thì có lẽ bạn đang nhầm. Bạn cần biết rằng 70% user sẽ không quay lại dùng app sau lần mở đầu tiên, nó sẽ khiến bạn phải nghĩ lại về cách đo lường CPI của bạn. Chúng tôi gợi ý bạn nên kéo dài thời gian xem xét số liệu ra thêm. Thay vì kiểm tra 1 ngày thống kê lượng user có được thì hay tăng lên 7 ngày – lấy tổng chi tiêu quảng cáo và chia nó cho lượng người sử dụng ứng dụng còn lại sau 7 ngày.
Trong trường hợp như vậy bạn sẽ thấy chi phí cho 1 lượt tả thực tế và sẽ dễ dàng đánh giá chính xác hơn hiệu quả chạy chiến dịch quảng cáo. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được bạn trong việc cải thiện lại chiến dịch quảng cáo của mình để thu về lượng user chất lượng hơn.