Thương hiệu cá nhân không đơn thuần chỉ thể hiện qua hình ảnh bên ngoài, mà điều này còn là cách bạn tự nhận thức về các giá trị cốt lõi, ưu – nhược điểm, năng lực của chính mình. Nó giúp bạn kiến tạo nên sự khác biệt, và đại diện cho những gì bạn mong muốn chia sẻ ra cộng đồng.
Nếu bạn đang tìm kiếm ý tưởng để thúc đẩy thành công nghề nghiệp của mình, hãy thử áp dụng nguyên tắc “Bảng chữ cái” dưới đây để phát triển thương hiệu cá nhân của mình xem nhé.
A là Authenticity (tính xác thực): Bất cứ thứ gì khác ngoài thực tế thì bạn sẽ không làm. Hãy xây dựng thương hiệu cá nhân trên những điểm mạnh thực sự của bản thân để định hướng thương hiệu của bạn
️B là Blog: Sự phát triển thương hiệu cá nhân quan trọng nhất trong thời đại truyền thông kỹ thuật số là sức mạnh để xuất bản theo ý thích và thể hiện ý tưởng của bạn. Bắt đầu một blog và tiếp tục xây dựng nó.
C là Content: Trên blog của bạn – tạo sự thú vị bằng nội dung dưới nhiều định dạng khác nhau để đạt được sự tưởng thưởng và sự tin cậy cho thương hiệu của bạn.
D là Design: Tất cả mọi thứ bạn tạo nên phải được trình bày nhất quán và liên tục. Phát triển một logo duy nhất, bảng màu và các tiêu chuẩn thiết kế phù hợp với thương hiệu của bạn.
E là Email: Thu thập, phát triển danh sách email và sử dụng nó để tạo mối quan hệ với các khách hàng của bạn.
F là Followers: Bạn không thể phát triển thương hiệu nếu thiếu lượng khách hàng. Sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội giúp bạn có thể phát triển tệp những người theo dõi bạn – những người có cùng sở thích với nhau – những người mà bạn nhắm mục tiêu để truyền cảm hứng.
G là Google: Tạo và thực hiện một kế hoạch phát triển thương hiệu trên Google như tạo kết quả đánh giá thương hiệu của ban để tạo được nhìn tốt trong mắt của người tìm kiếm.
H là Helping: Đừng chờ đợi cơ hội đến với bạn, hãy tìm cơ hội cho chính mình. Hãy là người đầu tiên tình nguyện, ví dụ như làm từ thiện để kết nối cộng đồng và tạo hỉnh ảnh tốt với mọi người
I là Influencers (Người có ảnh hưởng): Tìm kiếm những người có lượng người quan tâm lớn, có sức ảnh hưởng đến cộng đồng, và tìm cách để có giá trị cho họ. VD: dựa vào mối quan hệ tìm người có ảnh hưởng đến đối tượng khách hàng của mình để tài trợ sản phẩm của mình cho họ như trang phục, makeup…
J là Join (Tham gia): Tham gia hoạt động ở các cộng đồng online, offiline: đóng góp nội dung, công sức, tiền bạc… làm cho sự hiện diện của bạn được biết đến là điều quan trọng đối với sự phát triển của thương hiệu của bạn.
K là Keywords: Xây dựng danh sách các từ khóa có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của mình và sử dụng chúng thường xuyên trên trang web, và trên tất cả các hồ sơ truyền thông xã hội của bạn.
L là LinkedIn: LinkedIn là mạng xã hội dành cho các doanh nghiệp. Đó là tâm điểm thương hiệu cá nhân. Hãy sử dụng LinkedIn nghiêm túc, và học cách làm việc đó.
M là Media: Xác định các thương hiệu được đánh giá cao nhất trong lĩnh vực của bạn để học hỏi cách họ làm, và sử dụng các công cụ truyền thông để nâng cao thương hiệu của bạn.
N là Network: Thực hiện các kết nối thường xuyên quanh khu vực của bạn và ở bất cứ nơi đâu bằng việc trao đổi danh thiếp, trao đổi hợp tác hoặc một thứ có giá trị lớn hơn để phân phối.
O là Offers (đề xuất): Mở rộng danh sách email của bạn, xây dựng mối quan hệ và vị trí của bạn bằng cách cung cấp cho khách hàng của bạn những thông tin có giá trị hoặc một khuyến mại để đổi lấy một địa chỉ email.
P là Podcasting: Nếu bạn dùng iphone hoặc ipad thì hãy tận dụng podcast và tạo ra các chương trình riêng của mình để tận dụng cộng đồng podcast này trong việc tạo ra các kết nối với khách hàng.
Q là Question: Hãy xác định các câu hỏi, thắc mắc mà khách hàng của bạn hãy tìm kiếm và đưa câu trả lời.
R là Recognize Others (Nhận biết những người khác): Bạn sẽ không đạt được mục đích của chính bạn nếu như không lắng nghe ý kiến khách hàng. Hãy nhận sự đóng góp, ý kiến phản hồi của khách hàng và cải thiện sản phẩm, dịch vụ của mình.
S là Speaking: Một người được coi là chuyên gia nếu thường xuyên chia sẻ về những chủ đề mang lại lợi ích của người nghe và được họ tín nhiệm. Bạn cần cầm mic lên và chia sẻ những gì bạn biết để tạo giá trị cho khách hàng cũng như bản thân mình.
T là Target: Bạn phải hiểu biết rõ ràng về thị trường mục tiêu của mình. Tìm hiểu, tiến hành các cuộc phỏng vấn, điều tra để tìm ra sở thích cũng như nhu cầu của đối tượng mục tiêu của mình
U là Unique (duy nhất): Mỗi thương hiệu đều có 1 ý nghĩa, 1 giá trị duy nhất. Mặc dù bạn có thể là một trong số hàng triệu người chuyên về lĩnh vực của bạn, nhưng bạn cần phải tạo ra điểm khác biệt duy nhất của thương hiệu của mình và phát triển nó.
V là Video: Video giúp làm tăng lòng tin của khách hàng với thương hiệu của bạn. Bạn có thể tạo ra những video giải trí và phân phối chúng trên nhiều kênh
W là Website: trang web của bạn là cái bẫy chuột và nội dung là pho mát. Làm việc với các chuyên gia để lên kế hoạch, thiết kế, viết và xuất bản nội dung trang web để xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn.
X là eXamine: Sử dụng công cụ phân tích như Google Analytics hoặc các công cụ tương tự khác để phân tích thông tin, hành vi của khách hàng trên trang web của bạn và bạn có thể tìm ra giải pháp để cải thiện trải nghiệm của họ.
Y là You do list: Sự phát triển của thương hiệu cá nhân của bạn là liên tục. Cần tạo một kế hoạch để bắt đầu cũng như một danh sách các hành động cho sự phát triển thương hiệu của mình ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.
Z cho Zeal: Khi bắt tay làm bất cứ 1 điều gì chắc chắn đều cần đến sự nhiệt huyết thì mới làm được. Lòng nhiệt huyết chính là thành phần thiết yếu trong quá trình xây dựng một thương hiệu cá nhân.
Xây dựng thương hiệu cá nhân đòi hỏi mất nhiều thời gian và sự kiên trì tạo dựng. Nhưng nếu bạn đã định hình thương hiệu cá nhân của mình nổi trội thì nó mang cho bạn lợi ích kéo dài suốt sự nghiệp của bạn, và chắc chắn không ai có thể lấy đi từ bạn.