CPI – Cost Per Install, tạm dịch là chi phí cho mỗi lượt cài đặt, là hình thức mà nhà quảng cáo chỉ mất tiền khi ứng dụng được cài đặt từ quảng cáo được hiển thị. Dễ nhận thấy, ưu điểm lớn nhất của hình thức này chính là tiết kiệm chi phí so với các hình thức CPA (Cost Per Action) hay CPM (Cost Per Mile), và phù hợp với mục tiêu tăng lượt tải và cài đặt. Với mỗi mục đích khác nhau, các nhà quảng cáo nên tìm hiểu các kỹ ưu nhược điểm của mỗi hình thức kể trên để có thể xây dựng một chiến dịch phù hợp với chi phí hợp lý và đạt doanh thu tối đa. Bài viết so sánh cụ thể các hình thức CPI, CPM và CPA đã được blog chia sẻ tại đây.
Chuyên gia marketing Manjunath Padigar (từ ĐH Công nghệ Sydney – UTS Business School) nhận định CPI đang có xu hướng tăng lên, một phần nguyên nhân là chi phí cho các nhà quảng cáo tiếp cận người dùng đang trở nên đắt đỏ hơn. Cụ thể, theo số liệu từ FIKSU, tháng 1 năm 2016 ghi nhận chỉ số CPI đã tăng 27% trên nền tảng iOS và 47% trên Android so với đầu năm 2015.
Chính vì thế, các nhà quảng cáo cần xây dựng một số chiến lược phù hợp để tối ưu hóa chỉ số này, tăng lượt cài đặt và sử dụng cho ứng dụng một cách hiệu quả.
1. Bid giá theo chủng loại, kích thước, đối tượng sử dụng, thị trường và thời điểm trong năm với từng ứng dụng khác nhau
Các báo cáo cho thấy trong một năm chỉ số CPI lên xuống không ổn định nhưng gần như không biến động hoặc giảm đáng kể tại những thời điểm nhất định trong năm. Đây có thể là một gợi ý để các nhà quảng cáo xây dựng chiến lược phù hợp.
Ví dụ: theo hành vi người dùng, từ tháng 4 đến tháng 8, các ứng dụng trong lĩnh vực game hay booking, du lịch khách sạn có lượt cài đặt khá cao. Hay như, ở các nước khác nhau, năm tài chính thường kết thúc vào 30/6, bắt đầu vào 1/7; hoặc kết thúc vào 31/12, bắt đầu vào 1/1, đây cũng là thời điểm được lựa chọn để quảng cáo các ứng dụng về chia sẻ tài liệu, hay một số ứng dụng chuyên ngành đặc biệt.
2. ASO (App Store Optimization)
Đây là thuật ngữ về các hoạt động nhằm tăng thứ hạng hiển thị của ứng dụng trên app store (như Google Play hay Apple Appstore). Một số các yếu tố cần quan tâm bao gồm tên ứng dụng, các mô tả, lĩnh vực, video preview, xếp hạng ứng dụng từ phía người dùng,… Thứ hạng cao đồng nghĩa với khả năng nhận diện tốt hơn trước người sử dụng, và khả năng ứng dụng được tải về và cài đặt cũng vì vậy cũng sẽ lớn hơn.
3. Tạo các liên kết sâu (Deep Linking)
Deep Linking có thể hiểu là đường dẫn được chia sẻ trên nền tảng mobile, dẫn người dùng đến nội dung, trang chủ cài đặt ứng dụng hay các App Store. Các liên kết sâu này giúp chuyển hướng người dùng, cho phép họ xem một số nội dung cụ thể trong ứng dụng, thậm chí là trước khi tải và cài đặt ứng dụng đó. Đây là cách khá hiệu quả để tăng tương tác tự nhiên và lượt tải khá hiệu quả.
4. Tăng kết nối và tương tác với người dùng
Không dễ để có một ứng dụng được cài đặt và sử dụng trong 60 đến 90 ngày. Nhưng bằng nhiều cách khác nhau, các nhà phát triển có thể duy trì kết nối với người dùng, đặc biệt đối với các ứng dụng liên quan đến chăm sóc sức khỏe, hay thể thao. Xây dựng cộng đồng có content liên quan đến ứng dụng và cung cấp giá trị hữu ích cho người dùng là một hướng đi bền vững mà các nhà phát triển nên quan tâm và chú trọng.
5. Lựa chọn, thực thi, tối ưu liên tục và quản trị các chiến dịch cùng các kênh quảng cáo một cách chọn lọc và hiệu quả
Làm quảng cáo trên nền tảng di động – một lĩnh vực đang càng trở nên cạnh tranh, khá nhiều nhà quảng cáo muốn đa dạng hóa các kênh nhằm chiến lĩnh một tập khách hàng nhất định trên thị trường. Thời gian là một phép thử hiệu quả. Các nhà quảng cáo nên tỉnh táo, nhận định rõ đối tượng, đồng thời quan sát, học hỏi từ chính đối thủ, để hạn chế những lãng phí không đáng có.
(Theo Manjunath Padigar, UTS Business School)