Adsota Creative Agency Blog

Adsota Workshop 5. App Analytics Tools

Bí kíp “đi guốc trong bụng khách hàng” nhà lập trình ứng dụng nào cũng phải biết

Cũng giống như người tiêu dùng đối với hàng hóa, khách hàng đối với sản phẩm – dịch vụ, người dùng (user) là yếu tố sống còn của ứng dụng di động (app) và quyết định sự thành bại của loại sản phẩm đặc biệt này.

Đáng mừng là các nhà lập trình di động (developer) hiện nay hoàn toàn nhận thức được tầm quan trọng của user, đã chủ động sử dụng các công cụ phân tích ứng dụng (app analytics tools) để hiểu, giữ chân người dùng và khai thác tối đa giá trị từ họ. Tuy nhiên, nhiều developer vẫn chưa thực sự nắm được các kỹ thuật thống kê hành vi người dùng, cũng như sử dụng các công cụ thông kê (analytics) hiệu quả. Và như thế nào là “hiệu quả” vẫn làm các nhà lập trình Việt băn khoăn.

Theo như diễn giả Đinh Hưng (CEO EzOS) chia sẻ tại Workshop chủ đề App Analytics Tools do Adsota tổ chức ngày 21/10 vừa qua (Thông tin chi tiết), dù sử dụng công cụ analytics nào, nhà phát triển ứng dụng phải đạt được 3 mục đích cơ bản nhất: (1) hiểu cách người dùng tương tác với sản phẩm, (2) kiểm chứng được các câu hỏi, giả thuyết, (3) thực hiện các thử nghiệm A/B testing.

Workshop 5. App Analytics Tools

Developer có thể biết được user tương tác với ứng dụng của mình như thế nào thông qua các yếu tố: thời gian tương tác trung bình, tính năng được yêu thích, chỉ số retention (tỉ lệ user trở lại sử dụng ứng dụng sau khi cài đặt),… Đặc biệt, những chỉ số này cần được theo dõi ngay khi ứng dụng mới được ra mắt, phát hành trên kho tải (App Store), để developer có thể nhìn được bức tranh toàn cảnh về thị trường, về người dùng tiềm năng nhằm xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp.

Adsota Workshop 5. App Analytics Tools
Diễn giả Đinh Hưng tại Adsota Workshop 5. App Analytics Tools

Với mục đích số 2, các giả thuyết, câu hỏi phổ biến nhất, đặc biệt là đối với các ứng dụng game là: user có sử dụng hết tính năng của sản phẩm không, level A/B/C khó quá hay dễ quá, user từ bỏ app vì lý do A/B/C, hay thực hiện mua đồ khi nào,… Diễn giả đến từ EzOs cho rằng việc kiểm chứng nên thực hiện theo các bước như sau:

  • Đặt câu hỏi, giả thiết (Ví dụ: Level nào làm người chơi bỏ game nhiều nhất?)
  • Đưa ra chuẩn dữ liệu để kiểm chứng giả thuyết đó: dựa trên các event – hay được hiểu là các sự kiện như người dùng mở app, gỡ cài đặt app; hoặc là user property
  • Đưa ra phương án kiểm tra dữ liệu chính xác
  • Cài đặt thống kê sản phẩm
  • Thay đổi dữ liệu để kiểm chứng

Còn đối với việc thử nghiệm – mục đích cơ bản thứ 3 khi sử dụng các công cụ app analytics, nhà phát triển ứng dụng cần xác định rõ kết quả về sự thay đổi mình muốn đạt được. Đó có thể là: tăng độ khó của game, thử nghiệm tính năng/giao diện/item mới của game/ứng dụng, thử nghiêm giá các gói item,…

Rồi sau đó tiến hành A/B testing bằng các giá trị nhận được từ công cụ analytics, thay đổi thiết lập cho sản phẩm, kiểm tra số liệu và áp dụng giá trị tốt nhất cho tập người dùng.

Hình ảnh tại Workshop 5. App Analytics Tools
Hình ảnh tại Workshop 5. App Analytics Tools

Bên cạnh đó, cũng trong sự kiện này, Firebase Analytics của Google được cả 2 diễn giả khách mời là Lê Văn Giáp (Mobile App Dev Leader – VCCorp) cùng Đinh Hưng (CEO – EzOs) nêu ra như một giải pháp analytics hiệu quả mà Google đang phát triển dành riêng cho ứng dụng di động, đồng thời tích hợp với AdWords để theo dõi hiệu quả chuyển đổi, tích hợp AdMob nhằm gia tăng doanh thu quảng cáo. Thậm chí Firebase Analytics sẽ là một giải pháp hoàn hảo để thay thế cho Google Analytics trên ứng dụng trong tương lai gần.

Adsota Workshop 5. App Analytics Tools
Diễn giả Lê Văn Giáp tại Adsota Workshop 5. App Analytics Tools

Nhìn chung, có rất nhiều nền tảng phân tích ứng dụng với nhiều tính năng đa dạng, giá thành khác nhau dành cho các developer. Đáp ứng được 3 mục tiêu về hiểu người dùng, kiểm chứng giả thuyết, thử nghiệm và A/B testing; về cơ bản, các developer đã biết cách “xài” app analytics tools hiệu quả.

 

Comments

comments

Leave a Comment