Adsota Creative Agency Blog

Nhìn lại vụ bê bối rò rỉ dữ liệu người dùng tai tiếng nhất trong lịch sử và nỗ lực khắc phục khủng hoảng của Facebook

17 tháng 3 – Bê bối của Facebook bị phanh phui trên hàng loạt các bản báo cáo

1

Báo cáo từ tờ The Guardian và tờ The New York Times đã vạch trần Cambridge Analytica, một công ty phân tích dữ liệu làm việc với Tổng thống Donald Trump, đã thu thập thông tin cá nhân của khoảng 87 triệu người sử dụng Facebook mà không có sự cho phép và sử dụng nó cho mục đích can dự vào cuộc bỏ phiếu bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Thông tin trong bản báo cáo được cung cấp bởi “whistleblower”  Christopher Wylie, người khẳng định đã giúp xây dựng công ty Cambridge Analytica và làm việc ở đó cho đến năm 2014.

Tóm tắt bản báo cáo:

Các báo cáo này đã mô tả cách mà Cambridge Analytica, được tài trợ bởi tỷ phú Robert MercerSteve Bannon – người từng là “quân dưới trướng” của Tổng thống Trump, đã lấy ra dữ liệu từ công ty Global Science Research (GSR), công ty được sở hữu bởi giáo sư Aleksandr Kogan của Đại học Cambridge. Kogan đã thu thập một khối dữ liệu khổng lồ vào năm 2013 bằng cách sử dụng một ứng dụng kiểm tra nhân cách “mang tính tâm lý” mà ông ta phát triển gọi là “thisisyourdigitallife“. Khoảng 300.000 người đã cài đặt ứng dụng và cho phép nó thu thập thông tin cá nhân của họ từ Facebook, bao gồm cả thành phố mà họ đặt trên profile, những nội dung mà họ đã “like”, … và thông tin về danh sách bạn bè của họ. Với mức độ truy cập đó, Kogan đã thu thập khối dữ liệu ban đầu được ước tính là trên 50 triệu người, và những điều tra gần đây đã khẳng định có đến khoảng 87 triệu người dùng Facebook đã bị khai thác thông tin cá nhân một cách trái phép.

18 tháng 3 – Facebook phản hồi bằng cách đình chỉ những bên liên quan chính

Facebook đáp trả bản báo cáo trên và những chỉ trích dữ dội bằng cách “ban” Cambridge Analytica và công ty mẹ là tập đoàn SCL, cũng như Aleksandr Kogan và Christopher Wylie. Công ty đã công bố một bài đăng blog thẳng thắn giải thích cách mà Kogan “nói dối chúng tôi” bằng việc vi phạm chính sách bảo mật của Facebook và cũng tự biện hộ thêm cho mình với khẳng định rằng “hoàn toàn sai” khi gọi đây là một vụ “vi phạm dữ liệu” (trích trong bài blog).

2

19 tháng 3 – Cổ phiếu Facebook sụt giảm mạnh

Cổ phiếu của Facebook lao dốc trong giao dịch mua bán chỉ chưa đầy 24 giờ sau khi các báo cáo được đưa ra. Mở cửa ở mức 177,01 USD, giá của cổ phiếu đã giảm 4% và dẫn đến khoản lỗ 23,8 tỷ USD so với giá trị thị trường 538 tỷ USD trước đó và hiện nay vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục.

3

Ngày 19 tháng 3 – Chính phủ Mỹ buộc Facebook phải ra tòa điều trần

Thượng nghị sĩ Edward Markey (D-Mass.) đã kêu gọi Quốc hội tổ chức các buổi điều trần chống lại Facebook và Cambridge Analytica. Trong một lá thư gửi Thượng nghị sĩ John Thune và Thượng nghị sĩ Bill Nelson (D-Fla.) cùng các thành viên của Ủy ban Thương mại, Khoa học và Giao thông Thượng viện, Markey nói họ nên “khẩn trương hành động’” để tổ các buổi điều trần bởi Facebook ngay từ khi hình thành đã được yêu cầu phải “xin phép rõ ràng trước khi chia sẻ dữ liệu về người sử dụng.”

4

20 tháng 3 – Facebook tổ chức cuộc họp nội bộ khẩn cấp

Để xác định chính xác những gì đã xảy ra, Facebook đã tổ chức một cuộc họp lớn quy mô toàn công ty để thảo luận về thời gian và cách mà khối dữ liệu khổng lồ đã được thu thập một cách bất hợp pháp. Đại diện của công ty, tổng cố vấn Paul Grewel đã lãnh đạo cuộc họp và cung cấp thông tin cơ bản về vụ việc. Sự kiện này cho phép người tham dự có thể đặt câu hỏi thông qua hình thức bỏ hòm phiếu.

Ngày 21 tháng 3 – Mark Zuckerberg cuối cùng cũng lên tiếng giải thích và xin lỗi về vụ bê bối

Sau 3 ngày im hơi lặng tiếng, Mark Zuckerberg – nhà sáng lập của Facebook – cuối cùng đã đưa ra lời giải thích về vụ bê bối Cambridge Analytica trong một bài đăng trên tài khoản Facebook của mình. Ông nói những gì đã xảy ra là trách nhiệm của ông, và nêu lên những thay đổi sẽ được thực hiện trên nền tảng Facebook để ngăn chặn việc này xảy ra một lần nữa, ví dụ như: “Chủ sở hữu ứng dụng không còn có thể thu thập thông tin về bạn bè của người dùng nữa”.

6

Giám đốc điều hành của Facebook cũng đã đưa ra kế hoạch gồm ba bước tiếp theo: “Điều tra các ứng dụng của bên thứ ba”, “Hạn chế quyền truy cập của người phát triển vào dữ liệu của toàn bộ người dùng” và cuối cùng là “Cung cấp cho người dùng công cụ để xem dữ liệu của họ đang được chia sẻ”.

23 tháng 3 – Mark Zuckerberg được đề nghị ra điều trần trước tòa

Ủy ban Năng lượng và Thương mại của Nhà Trắng chính thức kêu gọi Zuckerberg ra làm chứng trước Hạ viện.

7

23 tháng 3 – Các nhà điều tra Anh đột kích các văn phòng của Cambridge Analytica

Các điều tra viên của Britain’s Information Commissioners’ Office (ICO), một tổ chức giám sát dữ liệu, đã đột kích các văn phòng của Cambridge Analytica ở London và khám xét trong gần bảy giờ đồng hồ. Tổ chức này đã được Thẩm phán Tòa án Tối cao Anh quốc cấp một lệnh khám xét để xác định liệu nhóm dữ liệu có liên quan tới kết quả cuộc bỏ phiếu của sự kiện Brexit hay không.

Image result for cambridge analytica offices

25 Tháng 3 – Mark Zuckerberg xuất bản bài báo xin lỗi toàn thể người dùng Facebook vì vụ bê bối 

Nhà sáng lập Facebook đã sử dụng quảng cáo toàn trang để xuất bản một lời xin lỗi chính thức trên nhiều tờ báo ở Hoa Kỳ và U.K. Bài báo nói rằng Facebook mong muốn đã có thể làm nhiều hơn vào thời điểm đó kể từ khi các mạng xã hội “có trách nhiệm bảo vệ thông tin của bạn”. Nhắc lại những phát biểu trước đó của mình, ông tiếp tục vạch ra các bước mà Facebook sẽ thực hiện để ngăn chặn sự rò rỉ này xảy ra thêm một lần nữa.

Capture

26 Tháng 3 – FTC xác nhận cuộc điều tra mật nhằm vào vấn đề bảo mật của Facebook

Ủy ban Thương mại Liên bang (Federal Trade Commission – FTC) đã tiết lộ về một cuộc điều tra “không công khai” về thực trạng bảo mật của Facebook.

Image result for ftc investigate facebook

27 Tháng 3 – Zuckerberg đồng ý ra điều trần trước Quốc hội Mỹ nhưng từ chối nói chuyện với các nhà lập pháp Anh

Trong khi Zuckerberg đồng ý làm chứng trước Quốc hội, ông đã từ chối giải thích vụ bê bối dữ liệu cho các nhà lập pháp Anh. Thay vào đó, CEO của Facebook sẽ cử Giám đốc Công nghệ Mike Schroepfer hoặc Giám đốc Sản phẩm Chris Cox ra phát biểu trước Uỷ ban Thể thao Kỹ thuật Số, Truyền thông và Thể thao của Quốc hội, theo Reuters.

Capture

04 Tháng 4 – CTO của Facebook đề ra những phương án khắc phục khủng hoảng mới và cập nhật số lượng người dùng bị ảnh hưởng có thể lên đến 87 triệu 

Trong một bài đăng trên blog về những thay đổi mà Facebook đang thực hiện để làm rõ điều khoản dịch vụ, Facebook CTO Mike Schroepfer đã thống kê số lượng người bị ảnh hưởng bởi vụ bê bối rò rỉ dữ liệu người dùng Cambridge Analytica lên 87 triệu thay vì 50 triệu như trong bản báo cáo ban đầu được cung cấp bởi “whistleblower” Christopher Wylie.

  Capture

Đồng thời, CTO Mike Schroepfer cũng đã đưa ra một loạt những phương án cụ thể nhằm khắc phục vụ bê bối vi phạm  sử dụng dữ liệu người dùng lần này. Dưới đây là 9 mục thay đổi quan trọng nhất được ông đề ra:

  • Events API: Giao diện chương trình – ứng dụng của các Sự kiện
  • Groups API: Giao diện chương trình – ứng dụng của các Nhóm
  • Pages API: Giao diện chương trình – ứng dụng của các Trang
  • Facebook Login: Đăng nhập vào Facebook
  • Instagram Platform API: Giao diện chương trình – ứng dụng của nền tảng Instagram
  • Search and Account Recovery: Tìm kiếm và phục hồi tài khoản
  • Call and Text History: Lịch sử Cuộc gọi và tin nhắn
  • Data Providers and Partner Categories: Các danh mục Đối tác và Nhà cung cấp Dữ liệu
  • App Controls: Điều khiển ứng dụng

Chi tiết thay đổi của các mục có thể được xem tại blogpost sau đây:

https://newsroom.fb.com/news/2018/04/restricting-data-access/

Ngày 9 tháng 4 – Facebook tạm dừng thêm hai công ty khai thác dữ liệu người dùng

Facebook đã đình chỉ thêm hai công ty liên quan đến vụ bê bối dữ liệu Cambridge Analytica: công ty dữ liệu của Canada, AggregateIQ và công ty phân tích dữ liệu CubeYou.

Facebook đã trao đổi với tờ The Guardian về việc sẽ loại bỏ AggregateIQ khỏi trang web của mình sau khi các báo cáo điều tra lần ra mối liên kết giữa AggregateIQ với SCL, công ty mẹ của Cambridge Analytica.

Christopher Wylie, người đã tiết lộ thông tin về vụ việc sử dụng dữ liệu người dùng Facebook trái phép của Cambridge Analytica, trong lời khai trước một uỷ ban nghị viện cũng cho biết rằng AggregateIQ đã sử dụng cơ sở dữ liệu của Cambridge Analytica để tác động đến cuộc bầu cử Brexit của Vương quốc Anh tổ chức vào ngày 23 tháng 6 năm 2016.

Image result for aggregateiq

Facebook cũng đã đình chỉ CubeYou sau khi CNBC tố cáo công ty này thu thập dữ liệu người dùng từ các ứng dụng giải đố và bán lại số dữ liệu đó cho các marketer. CubeYou đã dán nhãn sai các câu đố trong ứng dụng của mình là “dành cho nghiên cứu học thuật phi lợi nhuận”, trước khi bị cáo buộc về việc bán dữ liệu người dùng cho các công ty quảng cáo của bên thứ ba.

Image result for cubeyou

Ngày 9 tháng 4 – Facebook thông báo cho người dùng bị ảnh hưởng bởi vi phạm dữ liệu

Facebook đã bắt đầu đăng các cảnh báo ở đầu mục “News Feeds” cho những người dùng bị ảnh hưởng bởi vụ việc vi phạm dữ liệu. Thông báo bao gồm một liên kết hiển thị các ứng dụng của bên thứ ba nào vẫn sử dụng dữ liệu của họ.

Người dùng không muốn các nhà phát triển nhất định nhìn thấy thông tin cá nhân của họ có thể sử dụng tính năng xóa hàng loạt mới được Facebook thêm vào.

Một cách nhanh hơn để xác định xem tài khoản của người dùng có bị ảnh hưởng không là truy cập vào trang hỗ trợ của Facebook và đọc thông báo dưới mục “Thông tin của tôi đã bị chia sẻ hay không?”

Capture

Ngày 10 và 11 tháng 4 – Phiên điều trần kéo dài 2 ngày, 10 tiếng đồng hồ với gần 600 câu hỏi của Mark Zuckerberg ở Thủ đô Washington

Vào ngày 10 tháng 4 năm 2018, CEO của Facebook – Mark Zuckerberg đã có mặt tại Capitol Hill, Washington DC,  để điều trần trước Ủy ban Thương mại, Khoa học và Giao thông Thượng viện Hoa Kỳ, cũng như Ủy ban Tư pháp Thượng viện . Trải qua 2 ngày điều trần, tổng cộng 10 tiếng đồng hồ và trả lời gần 600 câu hỏi từ 44 thượng nghị sĩ của cả Đảng Cộng Hòa (Republican) lẫn Đảng Dân Chủ (Democracy), Mark Zuckerberg đã đối mặt với những chất vấn về vụ scandal xâm phậm dữ liệu người dùng Cambridge Analytica, vấn đề Quyền Riêng tư của người dùng và nội dung của Facebook. Đồng thời, các thượng nghị sĩ cũng đặt ra câu hỏi liệu Facebook có nên bị đặt trong các quy định khắt khe hơn về công nghệ và bảo mật thông tin.

Image result for zuckerberg testimony

Mỗi thượng nghị sĩ có 5 phút để thay phiên nhau đưa ra câu hỏi cho Zuckerberg. Trước 44 nghị sĩ, hàng chục phóng viên từ các tờ thời báo và giới truyền thông lẫn hàng trăm ngàn người dân quan tâm đang theo dõi buổi điều trần qua Youtube, người đứng đầu Facebook đã lần lượt trả lời tất cả các câu hỏi dù rõ ràng hay không rõ ràng, dù có làm hài lòng hay không làm hài lòng các thượng nghị sĩ. Ông cũng chính thức một lần nữa xin lỗi toàn thể người dùng Facebook, đồng thời đưa ra những cam kết trong việc khắc phục hậu quả vụ bê bối và thay đổi chính sách của Facebook nhằm hạn chế sự tới mức tối thiểu sự vi phạm dữ liệu người dùng.

Sau buổi điều trần của Mark Zuckerberg

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, chính bởi sự thiếu hiểu biết cặn kẽ về công nghệ của các thượng nghị sĩ, thể hiện ở mức độ tiếp cận thông tin chưa sâu và như đang “đi học” trong những câu hỏi của mình, ông chủ Facebook đã chỉ ngồi đó và cặm cụi dành tới 1 nửa thời gian điều trần để “giảng giải” cho các thượng nghị sĩ về những đặc trưng cơ bản của Facebook. Cộng với phong thái vững vàng và tâm lí chuẩn bị từ trước qua sự cố vấn của các chuyên gia tại Washington DC, Mark Zuckerberg đã không mấy khó khăn để đưa Facebook “qua cơn nguy kịch”.

Dù cho công chúng vẫn chưa nhận được lời giải đáp cho những câu hỏi cốt lõi, thì sự tự tin của Zuckerberg cùng những lập luận và cam kết của ông tại buổi điều trần đã ngay lập tức tác động mạnh tới giá cổ phiếu của Facebook.

Capture

Theo TechCrunch, buổi điều trần buồn tẻ giữa một bên là những thượng nghị sĩ “chưa làm bài tập về nhà” và CEO của Facebook, người đã “nạp năng lượng và chuẩn bị cho cuộc chạy đua marathon”, vụ scandal Cambridge Analytica dường như lại chìm sâu xuống nước biển như thành phố Atlantic vậy. Người dân lại trở về với cuộc sống bình thường, người dùng lại đang dán mắt trên những dòng Feeds mới, và cổ phiếu của Facebook thì đang hồi phục với tốc độ nhanh chóng. Buổi điểu trần tại Capitol Hill, Washington DC có thể nói đã hạ màn vụ bê bối xâm phạm dữ liệu người dùng tai tiếng nhất lịch sử mà chẳng để lại ấn tượng gì trong lòng người xem ngoài việc CEO của Facebook là người thông minh thế nào và cách mà ông “trấn an” các thượng nghĩ sĩ Mỹ.

 

Tổng hợp


Đừng quên theo dõi Fanpage của Adsota – AppotaX để cập nhật những thông tin mới nhất về Thế giới số cũng như thị trường Quảng cáo và Ứng dụng di động nhé!

 

Comments

comments

Leave a Comment