Adsota Creative Agency Blog

Cách kiếm tiền với ứng dụng di động của bạn

Cách kiếm tiền với ứng dụng di động của bạn

Bạn là một nhà phát triển ứng dụng? Bạn biết cách xây dựng, tạo ứng dụng di động cho các thiết bị, platform khác nhau, và hẳn là bạn biết tầm quan trọng của trải nghiệm người dùng với ứng dụng ảnh hưởng rất lớn đến việc ứng dụng của bạn có thành công được hay không. Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi về việc tìm kiếm nguồn đầu tư để chi trả cho các chi phí làm ra app đó? Hay là làm sao để kiếm tiền từ ứng dụng di động đó của bạn?

Đầu tiên, bạn nên chấp nhận một sự thật phũ phàng rằng trong hàng biển ứng dụng di động hiện nay chỉ có chưa đầy 1% ứng dụng di động được coi là thành công. Tất nhiên bạn sẽ không cần quan tâm đến bài này nữa nếu như con số 1% làm bạn nản và bỏ cuộc, còn nếu bạn không sợ thì hãy đọc tiếp bởi chúng tôi sẽ đưa ra một số bước gợi ý sau đây để bạn thử, trong nhiều trường hợp áp dụng chúng tôi thấy nó khá hiệu quả và hy vọng cũng sẽ có tác dụng với bạn.

Bước 1: Chọn một platform phù hợp:

Trước khi tiếp tục, nếu bạn không hiểu platform là gì thì Adsota muốn bạn quay lại đọc bài Thuật ngữ trong quảng cáo di động phần I để đọc lại về thuật ngữ platform.

Giờ chúng ta hãy xem ảnh sau:

high-earners1-1024x485

Con số ở trên chỉ ra rằng ít nhất thì cho tới bây giờ iOS vẫn đang dẫn đầu về doanh thu, bỏ Android đằng sau khá xa so với một đối thủ lớn nhất của mình, và bỏ xa Windown Phone với Blackberry, mặc dù Microsoft khá khiêm tốn về doanh thu nhưng bạn cũng nên cân nhắc vì đây là một ông lớn có tiếng về việc rất hay tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà phát triển để khuyến khích họ xây dựng ứng dụng trên nền tảng platform của họ. Còn iOS với Android hiện là 2 hệ điều hành phổ biến với lượng lớn đông đảo người dùng nên thường nhiều nhà phát triển sẽ thường tập trung đông vào 2 mảng này. Và đặc biệt với biểu đồ trên có thể bạn sẽ đang bị hấp dẫn bởi iOS, nhưng vẫn cần cân nhắc nhé vì chả có gì là hoàn hảo hoàn toàn cả.

Đầu tiên, hiện có rất nhiều dấu hiệu cho thấy rằng khoảng cách giữa doanh thu của iOS và Android đang ngày càng được thu hẹp. Thứ 2, quy trình làm việc của các nhà phát triển với iOS nổi tiếng là lòng vòng và có rất nhiều hạn chế.

Ví dụ như khi bạn gửi một ứng dụng lên để chờ duyệt, bạn có thể sẽ phải chờ vài tuần và nhận một lời từ chối ngọt ngào, không kèo giải thích, góp ý xem bạn nên cần làm gì để được duyệt. Và tất nhiên tiếp theo bạn sẽ lại phải ngồi mày mò tìm kiếm, soi mói chỗ này chỗ kia để tìm hiểu xem mình cần sửa cái gì, vấn đề gì khiến ứng dụng của bạn không được duyệt. Việc này sẽ tốn của bạn thêm rất nhiều thời gian và thời gian đối với các nhà phát triển như chúng ta thì vô cùng quý giá.

Vậy nên hãy nghiên cứu thật kĩ trước khi lựa chọn cho mình một platform phù hợp, không phải iOS có doanh thu cao nhất thì nên đâm đầu vào đâu.

Bước 2: Chọn một mảng phù hợp:

Sau khi đã có cho mình một platform rồi, giờ là lúc phải nghiên cứu, chọn một chủ đề, loại ứng dụng phù hợp để xây dựng ứng dụng có thể mang về doanh thu nhiều nhất. Và chúng ta lại xem một biểu đồ doanh thu sau để xem loại hình ứng dụng nào được các nhà phát triển ứng dụng lao vào nhiều nhất.

high-earners-by-category-1024x485

Có thể bạn sẽ shock khi thấy sự chênh lệch không hề nhỏ giữa Enterprise với Productivity. Cho các bạn chưa biết thì Enterprise là một ngách ứng dụng tập dung cho các doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp quản trị khách hàng,… Còn Productivity là những loại ứng dụng tiện ích cho người dùng ví dụ: Lịch Như Ý, bộ gõ tiếng Việt cho điện thoại,…. Với Enterprise, các nhà phát triển ngoài việc kiếm tiền qua quảng cáo thì họ còn có thể kiếm tiền qua các tiện ích, giao dịch, dịch vụ trong ứng dụng.

Chúng ta sẽ hơi ngạc nhiên một chút khi Các loại khác (Other) lại xuất hiện ở vị trí thứ 2, điều này có nghĩa là có rất rất nhiều các ngách con được các nhà phát triển dùng để xây dựng ứng dụng cho họ, vì số lượng rất nhiều ngách và nhiều người phát triển nhưng lại không đủ lớn để thành một mục, loại hình nên chúng được gom hết vào Other. Và đương nhiên rất khó để xác định rõ ràng các ngách con này.

Bước 3: Tìm kiếm cho mình một format

Như chúng tôi đã nói ngay đầu bài, trải nghiệm người dùng là rất quan trọng để quyết định thành công của một ứng dụng. Khi đã xác định được bước 2 cho bạn rồi thì việc tiếp theo là cho ra sản phẩm thôi và khi ứng dụng của bạn đã lên kệ và bắt đầu có user sử dụng thì bạn đã có thể kiếm tiền bằng cách cho chạy quảng cáo trong ứng dụng, và đây là lúc bạn phải lựa chọn cho mình loại hình quảng cáo cho phù hợp để tránh làm phiền đến trải nghiệm người dùng. Đôi khi chọn sai format sẽ khiến bạn mất đi người dùng một cách nhanh chóng, còn nếu chọn loại hình quảng cáo phù hợp thì bạn sẽ thoải mái kiếm tiền mà người dùng vẫn thoải mái sử dụng ứng dụng của bạn mà trải nghiệm không bị ảnh hưởng.

formats_footer

Trong quảng cáo ứng dụng thì loại hình format như footer, interstitial, video tỏ ra khá nổi bật và hiểu quả. Tuy nhiên không phải cái nào dùng cũng hợp, bạn có thể đọc thêm bài về các loại hình quảng cáo trong ứng dụng tại đây để tìm hiểu kĩ hơn.

formats_video1

Hoặc đơn giản hơn, bạn là nhà phát triển đang muốn cho chạy quảng cáo trong ứng dụng của mình bạn có thể liên hệ với chúng tôi. Adsota hoàn toàn tự tin để nói với bạn rằng chúng tôi là đơn vị chạy quảng cáo di động uy tín và chuyên nghiệp không thua bất kì một công ty tầm cỡ quốc tế nào, và sẽ đảm bảo cho bạn nhiều quyền lợi, thu nhập nhất có thể.

Đừng ngại liên lạc với chúng tôi, hãy để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ với chúng tôi qua email: sale@adsota.com – chúng tôi sẽ làm tất cả trong khả năng để tư vấn cho bạn những bước đi tốt nhất. Chúng tôi sẽ rất tự hào khi có thêm các khách hàng tuyệt vời như bạn.

 

Comments

comments

Leave a Comment