Adsota Creative Agency Blog

Lựa chọn phần mềm công cụ hỗ trợ gaming livestream: OBS hay XSplit?

Song song giữa cuộc đối đầu giữa các nền tảng stream Facebook Gaming, Youtube Gaming, Twitch, CubeTV thì trận chiến giữa 2 phần mềm công cụ hỗ trợ gaming livestream OBS (Open Broadcaster Software) và XSplit cũng diễn ra sôi động không kém.

Khi mà ngày càng có nhiều streamer đặt bước chân đầu tiên vào con đường này, một trong những lựa chọn đầu tiên họ cần đưa ra đó là một công cụ hỗ trợ thật hợp lí cả về giá cả, hiệu năng, tính năng hỗ trợ, v.v… Và hai lựa chọn phổ biến nhất hiện nay cho bất kì một streamer nào vẫn là OBS hoặc XSplit. Vậy đâu mới là công cụ tốt hơn, phù hợp hơn với yêu cầu và mục đích stream của bạn? Cùng Adsota tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

A. Mức giá và tính năng hỗ trợ đi kèm với phiên bản

Đây luôn là 2 tiêu chí hàng đầu mà người dùng hết sức quan tâm.

Đối với OBS: Phần mềm này hoàn toàn miễn phí, cung cấp đầy đủ mọi tính năng và cho tất cả người dùng. 

Capture

 Đối với XSplit: phiên bản Free hoàn toàn miễn phí, tuy nhiên nếu muốn sử dụng phiên bản Premium với tất cả đầy đủ tính năng thì người dùng phải chi ra 4,17 USD/tháng nếu chọn gia hạn 36 tháng; 5 USD/tháng khi gia hạn 12 tháng hoặc 8,32 USD/tháng khi gia hạn 3 tháng. Đặc biệt, với chương trình khuyến mãi Mega Sale, bạn có thể sở hữu trọn đời bản Premium với mức phí là 199 USD. 

Capture1

Mặc dù có sự chênh lệch về giá giữa một phiên bản miễn phí và một phiên bản trả phí theo quý, năm hay sở hữu trọn đời, tuy nhiên sự chênh lệch về giá này chắc chắn sẽ đem lại một lợi ích nhất định về tính năng.

Nhận định:

Trên thực tế, OBS có khả năng quản lý chất lượng âm thanh tốt hơn nhưng lại không có đầy đủ tính năng giống như 2 phiên bản trả phí mà XSplit cung cấp, ví dụ như màn hình xanh mô phỏng – một trong những ưu thế của XSplit so với OBS.

Đặc biệt, XSplit cung cấp nhiều bộ overlay trong game khá mạnh cho phép người xem có thể vừa xem và phản hồi trong đoạn chat, đặc biệt tính năng overlay trong XSplit cũng cho phép bạn có thể thực hiện nhiều chức năng chính trên cùng một màn hình. Trong khi đó, nếu sử dụng OBS, người dùng sẽ cần đầu tư thêm màn hình thứ hai.

Kết luận: 

Nếu bạn có hai màn hình, việc sử dụng OBS có lẽ hợp kinh tế hơn so với XSplit, trong khi đó nếu không muốn tốn chi phí cho một màn hình thứ hai, XSplit chắc chắn sẽ giúp ích rất lớn cho bạn.

B. HIỆU SUẤT

Trong thử nghiệm với hiệu suất, người thử nghiệm tiến hành chơi tựa game Team Fortress 2 trên máy tính và phát video trực tiếp bằng cả hai phần mềm OBS lẫn XSplit rồi so sánh.

obsvsxsplit-performance

– Kết quả với OBS: Game có thể stream với độ phân giải HD 720p và khung hình 30fps nhưng không thể đạt tới độ phân giải HD 720p, tốc độ 60fps. Tuy nhiên OBS có thể đạt được khung hình 60fps ở độ phân giải 1152 x 658 pixel.

– Kết quả với XSplit: Khi stream game Team Fortress 2 với XSplit Gamecaster, kết quả cũng tương tự như với OBS. Đáng tiếc, XSplit Gamecaster không thể đạt khung hình 60fps ở độ phân giải 1152 x 658, ngay cả khi thiết lập như vậy trong game, người dùng cũng không thể chơi game.

Kết luận: Tựa game sử dụng để chơi là Team Fortress 2 phụ thuộc khá nhiều vào khả năng xử lý của CPU so với GPU, trong đó người thử nghiệm sử dụng cùng thiết lập Render QuickSyncs trên OBS và XSplit. Mặc dù vậy, chúng ta có thể thấy OBS đã cho hiệu năng tốt hơn cả XSPlit.

 C. Tính tiện dụng và khả năng thao tác

obsvsxsplit-usability

– Đối với OBS: Thiết lập ban đầu của OBS có thể khó đối với người dùng mới và cần có hướng dẫn chi tiết để sử dụng. Đặc biệt, OBS cũng thiếu tính năng Overlay, màn hình hiệu suất hay các tính năng điều khiển stream khác.

Đối với XSPlit: Dễ dàng thiết lập , cấu hình mặc định hoạt động khá hiệu quả, tuy nhiên người dùng cần tinh chỉnh lại độ phân giải và một số cài đặt khác trong XSplit để đạt hiệu quả cao nhất.

Tính năng overlay trong game cho phép dễ dàng xem các đoạn cho truyện mọi lúc,dễ dàng subscribe, follow hoặc thiết lập nguồn cấp webcam. Đây có thể coi là một trong những điểm XSplit dễ dàng đánh bại OBS.

XSplit dễ sử dụng ở nhà và ở mọi nơi, tuy nhiên vấn đề hiệu suất như đã nói ở trên có thể là một rào cản lớn đối với XSplit. Trong khi đó, OBS về cơ bản cần sử dụng cùng với trình duyệt mở trong nền, và nếu bạn không có màn hình thứ hai, bạn sẽ khó có thể stream game hoặc phát video trực tiếp một cách dễ dàng.

Kết luận: xét trên khía cạnh tính tiện dụng và dễ thao tác, XSplit tỏ ra vượt trội hơn rất nhiều so với OBS.

D. Khả năng tùy biến và hỗ trợ plugins

obsvsxsplit-customization

– Đối với OBS: OBS cung cấp rất nhiều tùy chỉnh và hỗ trợ plugin ngay trong phần mềm. Mặc dù ban đầu phần mềm có vẻ khó thao tác và sử dụng hơn so với XSplit nhưng bạn sẽ có nhiều hơn những trải nghiệm thú vị khi sử dụng OBS.

– Đối với XSplit: Phần mềm phát trực tiếp XSplit không cung cấp nhiều tùy chỉnh và thiếu plugin hỗ trợ cho người dùng. Mặc dù người dùng có thể thực hiện stream trên XSplit dễ dàng mà không cần tới plugin nhưng điều này dẫn tới một số xung đột.

Kết luận: Mặc dù người dùng sẽ gặp phải một số rào cản về giao diện và trải nghiệm người dùng lúc mới ban đầu, tuy nhiên nếu đã có kinh nghiệm sử dụng, việc dùng OBS khá dễ dàng và tiện lợi hơn so với XSplit nhờ khả năng hỗ trợ plugin và tùy biến mạnh mẽ.

Tổng kết

Dựa vào 4 khía cạnh bên trên sau khi phân tích với tựa game Fortress 2, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy OBS là ứng cử viên chiếm nhiều ưu thế nhất trong cuộc bầu chọn công cụ hỗ trợ Livestream Game. Không chỉ hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ khá đầy đủ tính năng và cho mức hiệu năng stream cao hơn so với XSplit, OBS thực sự là một lựa chọn khởi đầu tốt đối với các Streamer, đặc biệt là các bạn mới vào nghề

Adsota hy vọng bài phân tích trên đây sẽ là cơ sở để bạn lựa chọn được cho mình công cụ phù hợp nhất cũng như tối ưu được chất lượng Livestream của mình mỗi khi “lên sóng”. 


Nguồn: Tổng hợp

 

Comments

comments

Leave a Comment