Adsota Creative Agency Blog

Tại sao người ta click vào ad và tại sao không?

Ngày nay, khi mở các ứng dụng ra, bạn sẽ dễ dàng thấy các mẩu quảng cáo trên màn hình. Nhưng tuy nhiên, chúng ta không quá phiền lòng về nó, vì chúng ta được sử dụng ứng dụng miễn phí. Bạn sẽ cho rằng mọi người chẳng ai để ý đến mẩu quảng cáo nhỏ xíu dưới đáy màn hình. Thế nhưng, sự thật không phải vậy.

Chúng tôi đã khảo sát một vài người dùng ngẫu nhiên để tìm hiểu xem những format quảng cáo nào thu hút người dùng hiệu quả nhất. “Khảo sát” này có quy mô quá nhỏ để rút ra một kết luận chất lượng, nhưng nó cũng cho chúng tôi một cái nhìn thoáng qua về suy nghĩ người dùng.

1. Không có một Ad Format nào là hữu hiệu với mọi người dùng

Chúng tôi thấy rằng để gây được sự chú ý tới người dùng, không có một cá nhân Ad Format nào là hoàn hảo. Tùy theo sở thích mà mỗi người dùng lại dễ ấn tượng với một kiểu Ad khác nhau, đó có thể là banner, interstitial, video, âm nhạc,….  Phản hồi từ những người chúng tôi đã khảo sát thể hiện rất rõ điều này.

Mobile Video Ads

“Quảng cáo video khá tốn thời gian nên tôi tắt âm thanh điện thoại đi khi quảng cáo xuất hiện. Mà video tải còn chậm khi mạng không ổn định nữa” – Theo Bryan Leeds, đồng sáng lập của Spark Mints.

“Quảng cáo Video hay quảng cáo âm thanh khá hấp dẫn và gây tò mò nếu nó không dài quá 30 giây” – Theo Micheal Flanigan, đồng sáng lập Covello.

“Quảng cáo Video tuyền tải thông tin khá nhanh nên tớ có thể quyết định ngay” – Theo Theron McCollough

“Quảng cáo Video rất khó chịu, mình toàn tắt app ngay khi nó xuất hiện.” Theo Lynn Herrick, nhiếp ảnh gia.

“Video thường tải chậm nên tôi thấy hơi phiền. Tôi nghĩ nó không hiệu quả đâu.” – Theo Chris Wilson, Giám đốc Connection Media.

Mobile banners

“Banner thì chẳng ai xem mấy” – Theo Bryan Leeds

“Tớ thường click vòa banner nếu nó to, dễ thấy và có một thông điệp đơn giản dễ hiểu.” – Theo Micheal Flanigan

“Banner thì ít gây khó chịu nhất, nhưng tôi lại hay nhìn vào nó” – Theo Lynn Herrick

“Ảnh chất lượng và banner hấp dẫn là format mà mình tương tác tốt nhất” – Theo Chris Wilson

Intersititial (Ads kín màn hình)

“Ads kín màn hình với ảnh hấp dẫn, liên quan gây ấn tượng tốt nhất vì mọi sự chú ý của tôi đều dồn vào màn hình.” – Theo Bryan Leeds

“Tôi thường mặc kệ và thoát ra ngay khỏi những pops-up màn hình phiền toái” – Theo Lynn Herrick

“Mình thích full-screen ads” – Theo David Bakke

2. Không có định nghĩa thực sự cho một ad “phiền toái”

Các phản hồi đã cho chúng tôi thấy không có một định nghĩa chung cho Ad phiền toái. Ví dụ, khi mà banner ads thường bị gán mác “phiền toái” vẫn có người giữ thái độ tích cực với loại ads này như một số phản hồi ở trên.

Những người dùng smartphone như Michael Flanigan cảm thấy ads trên điện thoại đều “phiền toái vì sự xuất hiện của chúng làm diện tích tương tác của người dùng và ứng dụng bị giảm đi”.

David Bakke cho rằng những ad làm người dùng cảm thấy phiền toái là những ad không sáng tạo, thiếu tinh tế.

Bryan Leeds cảm thấy những Format ad tương tác mà yêu cầu người dùng làm gì đó, như là đánh chữ vào ads chẳng hạn, là cực kì phiền toái và chắc chắn anh sẽ đóng ngay những ads đó lại.

3. Sự liên quan, yếu tố tiên quyết

Một yếu tố quan trọng mà tất cả những người tham gia khảo sát đều tán thành là sự liên quan của ad tới người dùng. Yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm người dùng và khả năng bấm vào ad. David Bakke chia sẻ “nếu ad không liên quan đến bản thân tôi hay ít nhất là thói quen mua sắm của tôi, tôi sẽ không click vào nó.” Tuy nhiên, để làm được này, chúng ta lại gặp vấn đề muôn thủa của ngành quảng cáo: đưa ads phù hợp tới mắt của những người dùng liên quan.

4. Lời khuyên trong ngày: “khẩu vị” của mỗi người dùng khác nhau, hãy tối ưu một cách phù hợp

Từ những phản hồi của người tham gia khảo sát, chúng ta đều thấy rằng mỗi ad format có một điểm yếu riêng. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn rút ra được một kết luận chung: các nhà phát triển ứng dụng (App publishers) cần luôn cân đối phản hồi về trải nghiệm khách hàng với mục tiêu doanh thu. Dù quan tâm đến trải nghiệm người dùng như thế nào, mục tiêu cuối cùng của bạn vẫn là doanh thu để “nuôi sống” ứng dụng của bạn.

Để tìm ra điểm cân bằng, tất nhiên bạn vẫn cần những phản hồi của người dùng, nhưng quan trọng hơn, bạn cần những insight được định hướng bởi dữ liệu (data-driven insight) có được từ những chiến lược tối ưu hóa Ad Format – bao gồm thử nhiều Ad Formats hay tối đa hóa eCPMs bằng cách đẩy lượng traffic tới những nhà quảng cáo cụ thể, nhằm cải thiện lượng tương tác của người dùng với ad và tăng doanh thu cho ứng dụng của bạn.

 

Comments

comments

Leave a Comment