Adsota Creative Agency Blog

Bí quyết kể chuyện thương hiệu “lôi cuốn” khách hàng

Con người ghi nhớ những câu chuyện tốt hơn tới 22 lần so với các con số và sự kiện. Bởi vậy, kể chuyện thương hiệu từ lâu đã là phương pháp kỳ diệu giúp “găm chặt” thương hiệu trong tiềm thức của khách hàng. Trong bài viết dưới đây, cùng khám phá ngay bí quyết tạo ra những câu chuyện thương hiệu “quyến rũ” khách hàng của bạn.

Kể chuyện thương hiệu là gì?

Kể chuyện thương hiệu (Brand – Storytelling) là quá trình liên kết các sự kiện có sự xuất hiện của thương hiệu với nhau để truyền cảm hứng nhằm kết nối sâu hơn với khách hàng.

Thông qua cách truyền tải đa dạng như hình ảnh, bài viết, truyện ngắn, Video,… khách hàng có thể cảm nhận câu chuyện cảm xúc mà thương hiệu truyền tải, từ đó thay đổi nhận thức và đưa ra các quyết định tích cực đối với thương hiệu/sản phẩm/dịch vụ. Vậy làm thế nào để tạo ra những câu chuyện đủ sức truyền cảm hứng, lôi cuốn khách hàng?

Các bước xây dựng câu chuyện thương hiệu “quyến rũ” khách hàng

Bước 1: Tạo cấu trúc cho câu chuyện

Câu chuyện thương hiệu sẽ được khơi gợi từ trong ra ngoài với Golden Circle (vòng tròn vàng) của diễn giả Simon Sinek, bao gồm WHY – HOW – WHAT để diễn tả sự thành công của một cá nhân/ doanh nghiệp, qua việc sử dụng sự sáng tạo (Innovation) cũng như cái cách mà họ truyền cảm hứng (Inspiration) để tạo thành một câu chuyện thành công vượt bậc.

Bước 2: Giải quyết câu hỏi WHY

Để giải quyết được câu hỏi WHY, hãy thử áp dụng và trả lời những câu hỏi dưới đây:
– Thương hiệu ra đời trong hoàn cảnh, sự kiện nào?
– Tại sao thương hiệu đang hoạt động trên lĩnh vực (chủ đề) này?
– Thông điệp nào bạn nghĩ sẽ truyền đạt được cảm xúc cho độc giả? Tại sao?

Bước 3: Giải quyết câu hỏi HOW

Với câu hỏi HOW, các thương hiệu thường đưa ra cách làm, đồng thời chỉ ra điểm mạnh/khác biệt của mình so với đối thủ.  Tham khảo những gợi ý sau khi trả lời câu hỏi HOW:
– Những hoạt động nào để thương hiệu bạn đạt được tầm nhìn và sứ mệnh?
– Làm thế nào để kết nối tầm nhìn và sứ mệnh thương hiệu với lợi ích khách hàng?
– Thương hiệu bạn sẽ thay đổi suy nghĩ, góc nhìn của khách hàng như thế nào?

Bước 4: Giải quyết câu hỏi WHAT

Công việc cần làm ở bước này là cung cấp cho khách hàng những hình ảnh, liên tưởng thực tế của hoạt động mà thương hiệu đang làm. Cụ thể ở bước này, những câu hỏi cần phải làm rõ là:
– Thương hiệu mang đến cho độc giả những gì?
– Thương hiệu giải quyết những khó khăn gì của khách hàng?
– Điều gì giúp độc giả có thể liên tưởng nhanh đến nó (cái thương hiệu mang lại)?
– Hình ảnh thương hiệu xuất hiện trước khách hàng là gì?

Bước 5: Sắp xếp các câu trả lời với nhau và tạo thành một câu chuyện

Những câu chuyện thương hiệu nổi tiếng

Google với “Parisian Love”

Vào những năm 90 của thế kỷ trước, Google chỉ là một thương hiệu còn khá trẻ, được thành lập vào năm 1995 với tên gọi ban đầu là Backrub. Sau khi đổi tên thành Google, nền tảng này đã có những bước phát triển nhanh chóng và trở thành một tên gọi phổ biến trên toàn thế giới. Google là một nền tảng quảng cáo nhưng nó lại hiếm khi quảng cáo về khả năng tìm kiếm của mình. Quảng cáo thương mại của Google tập trung chủ yếu vào con người, chỉ sử dụng tối thiểu hình ảnh của thương hiệu và hiếm khi đính kèm CTA. Điều nhất quán trong thông điệp được gửi tới mọi câu chuyện thương hiệu của Google đó là nó có thể thay đổi cuộc sống của bạn.

Parisian Love là một câu chuyện được kể bằng cách sử dụng chính sản phẩm của Google để quảng cáo. Google dẫn dắt người xem tới một câu chuyện tưởng tượng rằng, có một chàng trai trẻ lên Google tìm kiếm thông tin cho cuộc phiêu lưu ở Pháp sắp tới, mà bắt đầu từ việc du học, yêu, và cuối cùng là lập gia đình. Video câu chuyện không hề có nhân vật chính, chúng ta chỉ có thể xem lịch sử tìm kiếm trên Google của họ trên nền hiệu ứng âm thanh và một bản nhạc piano nhẹ nhàng để đoán được câu chuyện đó.

Đây là một câu chuyện đơn giản với nghệ thuật kể chuyện xuất sắc, chân thực và giàu ý nghĩa: Có một vị anh hùng đã phải trải qua muôn vàn khó khăn (không được quan tâm đến tình yêu của mình) để sống hạnh phúc mãi mãi bên cạnh người mình yêu (kết hôn và mang thai).

IKEA với “Unboring”

Không thể phủ nhận rằng IKEA đã thay đổi cục diện thị trường đáng kể trong lần mở cửa hàng đầu tiên ở châu  u vào những năm 1940. Được trang Observer mệnh danh là “thương hiệu của mọi người”, IKEA vừa thể hiện được tính trải nghiệm vừa cho thấy sự kỳ lạ.Sự kỳ quặc và trí tưởng tượng đó có thể được nhận thấy ở khắp mọi nơi, từ những cái tên sản phẩm thú vị đến chính những sản phẩm gây cười. Điều này mở rộng sang lĩnh vực quảng cáo, và chiến dịch “Unboring” kinh điển năm 2002 này của Crispin Porter + Bogusky do Spike Jonze đạo diễn đã cho thấy được những điều đó. 

Câu chuyện tập trung vào một vật thể vô tri là chiếc đèn. Cách dẫn dắt câu chuyện diễn ra theo cảm xúc của IKEA cho người xem thấy một loạt các sự kiện xảy ra với chiếc đèn và khiến cho họ cảm thấy chiếc đèn chính là anh hùng. Một cách tự nhiên, chúng ta bắt đầu đồng cảm với nó. Điều thú vị là việc một người đàn ông đột ngột xuất hiện trong khung hình và nói về sự thiếu suy xét của chúng ta: “Nhiều bạn sẽ cảm thấy khá tệ khi xem chiếc đèn này. Những điều này là do bạn chứ chiếc đèn này không có tội, nó không có cảm xúc. Có lẽ mua một cái mới sẽ tốt hơn cho bạn.” Đây chính là tình tiết thú vị giúp gỡ rối nút thắt và thể hiện được sự hiểu biết tuyệt vời không chỉ trong cách kể chuyện mà cả cách tư duy, suy nghĩ trong câu chuyện.

Comments

comments

Leave a Comment