Adsota Creative Agency Blog

Bí quyết “quyến rũ” khách hàng bằng tiếp thị mùi hương

Theo nghiên cứu, mùi hương có khả năng khơi gợi ký ức trong tiềm thức của con người. Chính vì vậy, nhiều thương hiệu, đặc biệt là các hãng nước hoa và đồ ăn từ lâu đã kết hợp mùi hương với hoạt động tiếp thị nhằm kết nối sâu hơn với tâm trí người tiêu dùng, từ đó can thiệp vào các quyết định mua sắm của họ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ sâu hơn về chiến lược Scent Marketing – tiếp thị mùi hương.

Scent Marketing là gì?

Scent Marketing – tiếp thị mùi hương, không đơn giản là sử dụng mùi thơm trong không gian có bày bán sản phẩm/dịch vụ. Đằng sau mùi thơm đó, người làm tiếp thị cần “hòa trộn” bản sắc thương hiệu, insights đối tượng mục tiêu và cả thông điệp cần truyền tải để tạo ra mùi hương phù hợp giúp khuếch tán những giá trị này mạnh mẽ hơn.

No alt text provided for this image

Ảnh hưởng của mùi hương tới hành vi mua sắm?

Trong năm giác quan, khứu giác có khả năng tạo ra cảm xúc nhanh và mạnh mẽ nhất. Nếu sử dụng mùi hương phù hợp, thương hiệu hoàn toàn có thể kết nối ngay với khách hàng tiềm năng, gây ra cảm xúc trong lòng họ, từ đó “quyến rũ” họ đưa ra quyết định mua sắm tự nhiên và đáng nhớ.

No alt text provided for this image

Nghiên cứu cho thấy, mùi hương là yếu tố hàng đầu gắn kết trí nhớ và cảm xúc. Khách hàng có xu hướng ghi nhớ thông tin gấp 100 lần nếu thông tin đó phát ra mùi hương. Đồng thời, có tới 59% khách hàng được hỏi sẽ chi tiêu nhiều hơn tại cửa hàng có mùi hương dễ chịu. Rõ ràng, bạn sẽ chẳng muốn đi ăn tại một cửa hàng bốc mùi hoặc sẽ rất kì cục nếu một cửa hàng bán nước hoa nhưng lại không thơm.

Những phương pháp tiếp thị mùi hương?

Biển quảng cáo tỏa hương

Một số thương hiệu lớn đã mang mùi hương đặc trưng của sản phẩm “đính lên” bảng quảng cáo. Điều này không chỉ giúp công chúng mục tiêu tiếp cận sản phẩm thực tế hơn, mà còn thu hút sự quan tâm lớn bởi sự khác biệt.

No alt text provided for this image


Tạo mùi theo chủ đề

Sẽ rất sai nếu bạn tới Spa để thư giãn nhưng lại ngửi thấy mùi hăng hắc. Mùi hương là một trong những yếu tố quan trọng, giúp không gian sản phẩm/dịch vụ đồng nhất với concept của thương hiệu. Nhờ sự kết hợp của ánh sáng, màu sắc, trang thiết bị được thiết kế có chủ đích,… tất cả cộng hưởng giúp thương hiệu chạm tới cảm xúc khách hàng sâu sắc nhất.

Mùi không gian

Nhà vệ sinh, phòng xông hơi, phòng tắm… thường có mùi không mấy dễ chịu. Điều này vô hình chung ảnh hưởng tới cả quá trình trải nghiệm của khách hàng. Vì vậy, việc sử dụng những mùi hương mạnh như bạc hà, quế,… giúp thương hiệu “đánh bay” mùi hương khó chịu.

Mùi đặc trưng của thương hiệu

Hầu như các thương hiệu nổi tiếng như khách sạn, cửa hàng mỹ phẩm,… đều có mùi riêng. Ví dụ như chuỗi khách sạn InterContinental có mùi hoa nhài kết hợp với hương xả, hay như khách sạn Costes ở Paris sử dụng mùi của rượu cùng thuốc lá và đá mài. Khách hàng chỉ có thể trải nghiệm mùi hương của thương hiệu khi tới địa điểm trưng bày sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu. Điều này giúp khách hàng cảm thấy đặc biệt và độc nhất.

Ý nghĩa của các mùi hương?

Hương hoa:
– Khuyến khích người mua nán lại.
– Thường dùng trong lĩnh vực bán lẻ.

No alt text provided for this image

Mùi da:
– Gợi cảm giác sang trọng.
– Hợp với các thương hiệu xa xỉ.

Mùi vải mới:
– Chuyên nghiệp và sạch sẽ.
– Áp dụng cho các cơ sở chăm sóc sức khỏe.

Oải hương:
– Tạo cảm giác thư giãn.
– Sử dụng trong các salon và spa làm đẹp.

Sả chanh:
– Tiếp thêm sinh lực và năng lượng.
– Phù hợp với khách sạn và casino.

Vanilla:
– Cải thiện tâm trạng.
– Thường thấy trong ngành giải trí.

Comments

comments

Leave a Comment