Làn sóng tẩy chay quảng cáo trên Youtube bắt nguồn từ sự thiếu kiểm soát nội dung được đăng tải, bao gồm cả những thông tin giả mạo, những phát ngôn mang tính đả kích, thậm chí đang trở thành công cụ của các tổ chức khủng bố. Các đối tác của Google cho rằng, hình ảnh thương hiệu của họ bị đặt ngay cạnh những clip có nội dung không lành mạnh. Bên cạnh đó, Youtbe cũng nhận khá nhiều phàn nàn về chất lượng nội dung các video nói chung trên website này. Gần đây, 2 công ty viễn thông hàng đầu thế giới AT&T và Verizon cho biết sẽ ngừng các hoạt động quảng cáo Youtube và quảng cáo trên nền tảng của Google.
Hiện nay, Google đang thống trị lĩnh vực quảng cáo tìm kiếm toàn cầu, riêng thị phần tại Mỹ lên tới 75%, và đạt doanh thu trên 24 tỷ USD vào năm 2016. Thống kê từ công ty tài chính Morgan Stanley cho thấy sụt giảm 2% doanh thu từ quảng cáo Youtube và quảng cáo hiển thị cũng chỉ gây ra sự biến động 0.3% tổng doanh thu của hãng này.
Hiện tượng tẩy chay quảng cáo Youtube cũng tạo cơ hội thuận lợi để quảng cáo Facebook và Instagram vượt lên, và có kế hoạch thống trị thị trường quảng cáo video. Morgan Stanley thậm chí còn dự đoán quảng cáo truyền hình truyền thống vẫn còn cơ hội trở lại cuộc đua và sẽ phổ biến hơn trong tình hình hiện tại.
Những tác động về mặt doanh thu không đủ sức để quật ngã Google, nhưng không đồng nghĩa với việc ngoảnh mặt làm ngơ trước những diễn biến và làn sóng tẩy chay trước mắt. Google đã bắt tay vào khắc phục hậu quả bằng cách đưa ra một số chính sách kiểm soát gắt gao hơn để giải quyết vấn đề trước mắt và xây dựng chiến lược đối phó lâu dài. Cụ thể hơn, từ thái độ trung lập, Google đã triển khai và mở rộng các định nghĩa bảo gồm phát ngôn thù địch, kích động về giới tính, từ ngữ liên quan đến vấn đề người nhập cư, cộng đồng LGBT, hay nhóm người dễ bị tổn thương. Những thay đổi của Google cho phép nhà quảng cáo cài đặt mặc định cho những người lên chiến dịch; đồng thời được cấp quyền kiểm soát vị trí đặt quảng cáo theo chủ đề nhất định. Thay đổi này cũng hướng tới trách nghiệm của các nhà quảng cáo đối với sản phẩm của chính mình.
(Theo Business Insider)