Trong vài năm gần đây, làn sóng “Reaction Video” đã du nhập vào Việt Nam nói chung và cả cộng đồng Streamer Việt nói riêng, mang đến sức hút cực lớn đối với cả người xem và những người chuyên sáng tạo nội dung video.
Trong số những người tiên phong thành công cho trào lưu này, có thể kể đến các streamer “nổi đình nổi đám” như Viruss, Pewpew, Misthy, Thùy Dung và nhiều Youtuber, Vlogger Việt khác. Với giới stream game, chính những Reaction video này đã góp phần không nhỏ trong việc làm phong phú thêm nội dung stream lẫn nội dung trên các trang fanpage cá nhân của họ, từ đó gia tăng tính tương tác và thu hút thêm một lượng lớn người theo dõi đăng kí.
Bạn là một Streamer đang muốn tìm tòi những phương thức hay định hướng nội dung mới mẻ ngoài những video stream game cho kênh của mình? Bạn đang thắc mắc làm thế nào để có thể tạo ra được những Reaction Video triệu view như của anh chàng đa tài Viruss hay cô nàng dễ thương Misthy? Hãy cùng Adsota tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Khâu chuẩn bị trước khi làm Reaction
Trước khi bắt đầu ghi hình thì bạn nên chuẩn bị đủ các công cụ sau:
- Điện thoại hoặc webcam quay hình
- Micro thu tiếng
- Không gian hay background sạch sẽ, đẹp đẽ, làm nổi bật và thu hút sự chú ý từ người xem vào bạn
- Video nguồn mà bạn định làm reaction
- Phần mềm chỉnh sửa video (và tất nhiên là kĩ năng editor nữa nhé!)
Sử dụng Webcam và Mic chất lượng
Hay nói đơn giản và Reaction video của bạn phải được cả phần hình lẫn phần tiếng. Dù bạn sử dụng công cụ nào để ghi hình hay ghi âm thì vẫn phải luôn đảm bảo chất lượng hình ảnh và âm thanh của video đầu ra. Sử dụng Webcam và Mic chất lượng là điều mà bất cứ streamer nào cũng phải ghi nhớ để hạn chế việc làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của người xem.
Xét về chất lượng hình ảnh, camera của laptop nghe có vẻ là một lựa chọn không tồi. Tuy nhiên loại camera này dễ bị rung và ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh đầu ra. Lời khuyên là bạn có thể tham khảo các mẫu webcam thường được sử dụng bởi các streamer với chất lượng hình ảnh cao và sắc nét, ví dụ như webcam của hãng Logitech chẳng hạn, v.v… Hãy đảm bảo camera của bạn được đặt cố định ở một khoảng cách hợp lý. Và cũng đừng quên căn chỉnh góc cạnh để lên hình sao cho lung linh nhất nhé!
Về âm thanh, tốt hơn hết là bạn nên đầu tư một chiếc micro dành riêng cho việc thu âm. Chắc hẳn bạn sẽ không muốn người xem phải nghe thấy những âm thanh không rõ ràng, rè rè khó chịu trong quá trình trải nghiệm video phải không? Thêm nữa là trong lúc chỉnh sửa video, đừng quên để ý tới chất lượng âm thanh để tránh hiện tượng bị lặp âm khi thu nhé.
Không gian và background
Hãy đảm bảo bạn không bị làm phiền trong lúc quay. Đang stream đang reaction say sưa mà đột nhiên ai đấy lạ hoắc không phải bạn xuất hiện trong khung hình thì chắc sẽ làm một bộ phận người theo dõi hốt hoảng đấy!
Thêm vào đó, hãy chú ý tới phần khung hình của video mà bạn làm reaction. Trước đây, các reaction video thường để phần trọng tâm sao cho có thể bắt gọn khuôn mặt và cảm xúc của chúng ta khi reaction mà chỉ để video nguồn ở một góc nhỏ. Điều này thường khiến khán giả – những người cũng có thể chưa từng xem video nguồn bao giờ – khó mà quan sát và nhận biết được điều gì đang diễn ra trong video. Để tránh lỗi đó, chúng ta có thể đặt trọng tâm của reaction video là video nguồn và để camera của chúng ta ở một góc sao cho khung hình được cân đối. Điều này sẽ tiện lợi hơn cho cả người xem lẫn streamer khi bước vào quá trình chỉnh sửa video.
Nghiên cứu nội dung để phản ứng
Nên nhớ nội dung cho bạn chọn để làm reaction không hề giới hạn ở một lĩnh vực hay thể loại nào hết. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn trong hàng ngàn video được đăng lên mỗi ngày tại Youtube làm tư liệu để bắt đầu nghiên cứu, cảm nhận và lên kế hoạch chi tiết từ khâu chuẩn bị đến cách biểu lộ cảm xúc của mình.
Hãy mở rộng khả năng sáng tạo của mình và lựa chọn một định hướng hiệu quả cho reaction video. Quan trọng là bạn phải tạo được dấu ấn của riêng mình và điểm nhấn khác biệt với các reaction video khác. Điều đó không nằm ở nội dung mà bạn làm reaction mà nằm ở ấn tượng của người xem về cách bạn phản ứng, tương tác, biểu cảm, nhìn nhận những gì diễn ra trong video nguồn. Chỉ riêng việc luôn chân thật với cảm xúc của mình thôi là bạn đã tạo được dấu ấn riêng rồi đấy!
Khâu chỉnh sửa video trước khi đăng
Để sản phẩm reaction video đầu ra được lung linh và đẹp mắt thì khâu chỉnh sửa là vô cùng quan trọng. Bạn hoàn toàn có thể thêm các hiệu ứng cười, khóc, … hay các dòng chữ phù hợp theo cảm xúc của bạn trong quá trình reaction để kích thích khả năng tương tác và thu hút người xem hơn.
Hiện nay có rất nhiều phần mềm chỉnh sửa video được ưa chuộng và cũng dễ sử dụng như Proshow, PR, AE…. Đây cũng là cơ hội để bạn quảng bá tên tuổi và thương hiệu cá nhân với những logo, biểu tượng mang đậm dấu ấn cá nhân mà bạn muốn người xem ghi nhớ.
Cuối cùng, để hoàn thiện quá trình chỉnh sửa video, đừng quên tạo ra một bìa video (hay còn gọi là thumbnail) với hình ảnh thể hiện cảm xúc cao trào kèm với một tiêu đề thật hấp dẫn để thu hút người xem nhé!
Đăng tải reaction video lên các trang và kênh cá nhân
Khi đăng tải video lên trang Facebook hay kênh Youtube, bạn hãy để ý đặt tên cũng như viết caption thật rõ ràng, pha chút yếu tố giật tít cho video. Kèm theo đó, hãy khéo léo sử dụng các thẻ tag và xếp loại video vào danh mục “reaction video” nhé . Tất cả những việc này sẽ giúp reaction video của bạn dễ được tìm kiếm hơn khi có người tìm từ khóa liên quan, từ đó tăng lượt xem và khả năng tương tác.
Adsota chúc các bạn Streamer Việt sẽ thành công với những Reaction Video của mình và nhanh chóng đạt đến những con số view khủng như các bạn mong muốn nhé!
Nguồn: Tổng hợp