Adsota Creative Agency Blog

The Guardian kiện Rubicon Project: Đừng coi thường quyền lực của các nhà xuất bản

Ngày 28/3, The Guardian – một trong những website hàng đầu thế giới đã đâm đơn kiện công ty cung cấp công nghệ quảng cáo Rubicon Project do các vấn đề liên quan đến lợi nhuận thu được từ các inventory của web này.

Phía The Guardian không công khai các tình tiết tố tụng, nhưng phát ngôn viên của hãng đã lên tiếng chỉ trích Rubicon Project về sự thiếu minh bạch tài chính trong các giao dịch quảng cáo, đồng thời cho rằng doanh thu từ các inventory trên The Guardian đã bị bớt xén bất hợp pháp.

tin tức publisher

Căng thẳng giữa các nhà cung cấp công nghệ quảng cáo (còn gọi là Ad-tech Vendor) và các nhà xuất bản (publisher) nói chung thực chất đã tồn tại trong ngành, đặc biệt là từ khi có sự xuất hiện của đang dần thống trị của quảng cáo tự động (programmatic advertising).

The Guardian đã trực tiếp mở cuộc điều tra về chính các inventory của mình và phát hiện ra rằng phía họ chỉ nhận được 30 xu / 1 bảng các nhà quảng cáo chi trả cho inventory của mình trên cơ chế quảng cáo tự động. Dữ liệu về các khoản lợi nhuận còn bị thay đổi một cách bất hợp pháp. Giám đốc quản lý doanh thu của The Guardian, Hamish Nicklin cho biết kết quả của cuộc điều tra này có được là nhờ sự kiện MediaTel tổ chức tại London hồi năm ngoái. Cũng tại sự kiện này, các nhà xuất bản đã nỗ lực để xây dựng mối quan hệ bền vững và lâu dài với các Ad-tech Vendor, và hơn hết, các nhà xuất bản mong muốn có thể đưa mối quan hệ hợp tác này có thể phát triển công bằng, đôi bên cùng có lợi.

MediaTel London 2016
MediaTel London 2016

Đại diện từ nhà cung cấp công nghệ quảng cáo Rubicon Project lại cho rằng những gì họ làm là thuận mua vừa bán, và rất hợp lý. Các Ad-tech Vendor không làm từ thiện, họ cần tính phí các publisher cho những dịch vụ, tiện ích họ đang cung cấp, hoàn toàn minh bạch các khoản chi phí theo như hợp đồng đã ký với The Guardian hơn một năm trước. Đồng thời họ cũng tách bạch các chi phí và dịch vụ cho cả hai phía nhà xuất bản và nhà quảng cáo. Đó còn chưa kể đến những chi phí liên quan đến mở phiên đấu giá, gồm có những công nghệ liên quan đến thương hiệu, chương trình quét các inventory chất lượng. Với mỗi cá nhân bán hay mua quảng cáo được thêm vào phiên đấu giá, và chi phí bị đội lên là tất yếu.

tin tức The guardian kiện rubicon project

Hiện tại, Rubicon Project đang là cầu nối cho hơn 500,000 nhà quảng cáo, hàng trăm DSPs (Demand Side Platform), hơn một triệu website và khoảng 20,000 ứng dụng di động. “Chúng tôi cho rằng, những chi phí mà các bên chi trả cho Rubicon Project hoàn toàn xứng đáng với thương hiệu, chất lượng dịch vụ mà chúng tôi đang cung cấp, và sẵn sàng gặp mặt giải quyết tại Tòa án trước những cáo buộc của The Guardian” – đại diện phía Rubicon Project khẳng định.

Có thể mục đích của The Guardian là đòi lại những thua thiệt của mình từ phía SSPs (Supply-side platform) trong suốt những năm qua. Các nhà xuất bản trả phí cho SSPs, trả tiền cho các dịch vụ và công nghệ SSPs cung cấp. Người mua quảng cáo cũng trả phí cho SSPs để được tham gia đấu giá. Các nhà xuất bản đòi hỏi sự minh bạch trong quá trình hoạt động của SSP, nhưng không thể biết được chính xác giá mà người mua đã trả. Nguyên nhân nằm ở chỗ các SSPs lại tính phí khác nhau đối với các DSPs khác nhau theo từng hoàn cảnh, giai đoạn và thời điểm khác nhau.

Tin tức The guardian kiện rubicon project

Năm ngoái, The Guardian cũng đã tiến hành rà soát lại bằng cách mua lại chính inventory của mình trên các thị trường mở đấu giá quảng cáo tự do, nhằm xác thực lại giá trị inventory họ đang sở hữu và so sánh với số tiền được nhận lại với tư các một nhà xuất bản.

Vẫn chưa biết chuyện cơm không lành, canh chẳng ngọt giữa The Guardian và Rubicon Project sẽ đi đến đâu. Nhưng, chắc chắn câu chuyện xoay quanh mối quan hệ giữa các nhà xuất bản, các nhà quảng cáo hay các công ty cung cấp công nghệ quảng cáo vẫn sẽ còn tiếp diễn trước tốc độ tăng trưởng và thống trị mạnh mẽ của quảng cáo tự động và các sàn giao dịch quảng cáo tự do.

 

(Theo Business Insider)

Comments

comments

Leave a Comment